Mẹ Chồng và Nàng Dâu - Bài 6

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Trong câu chuyện gia đình hôm nay, chúng tôi xin trở lại đề tài mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu. Để hiểu tại sao các bà mẹ chồng thường thấy khó chấp nhận con dâu, và giữa người con dâu với mẹ chồng khó có một sự hài hòa hiệp nhất, chúng ta hãy cùng nhìn vào ảnh hưởng của người mẹ trên đời sống con trai.

Mỗi người mẹ nuôi dạy con một cách khác nhau. Cách nuôi dạy cũng như sự gần gũi của mẹ để lại một ảnh hưởng sâu đậm trên con, trong bài này chúng ta đặc biệt chú ý đến ảnh hưởng của mẹ đối với con trai. Là mẹ, quý vị có biết con cái nghĩ về mình như thế nào không? Nếu có con trai, quý vị có biết những đứa con trai đó nói gì về mình và mình có ảnh hưởng như thế nào trên đời sống con không? Ảnh hưởng của người mẹ trên con chúng ta không thấy rõ cho đến khi đứa con đã lớn. Lúc đó, cách con cư xử với người chung quanh và ứng xử trước những hoàn cảnh khác nhau trong đời sống mới để lộ ra ảnh hưởng của cha mẹ. Trong một bài trước đây chúng tôi có nói về hai mẫu người mẹ để lại ảnh hưởng tiêu cực trên con trai. Trước hết là những bà mẹ cứng rắn, nắm quyền điều khiển trong gia đình. Những bà mẹ này thường tạo ra những đứa con nhu nhược, e ngại trước cuộc sống, không dám tự mình quyết định điều gì. Không trưởng thành và không có đời sống tình cảm quân bình. Thứ hai là những bà mẹ quá cưng con trai, làm hết mọi việc cho con, sẵn sàng quên mình để chiều theo đòi hỏi của con. Kết quả là những người con trai này dù bao nhiêu tuổi cũng vẫn cần đến mẹ, không có tinh thần trách nhiệm, không biết phục vụ người khác, cũng không có nghị lực để đương đầu với những khó khăn trong đời sống.

Read more: Mẹ Chồng và Nàng Dâu - Bài 6

 

Thế Vận Hội Sochi

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Thế Vận Hội Mùa Đông tại Sochi đã kết thúc sau hơn hai tuần lễ tranh tài. Dù thắng hay bại, mọi người đều ra về trong cảm xúc bùi ngùi. Ban tổ chức, các lực sĩ cũng như người tham dự đều đồng ý với nhau là trong hơn hai tuần lễ của kỳ Thế Vận, mọi người cảm thấy gần lại với nhau hơn dù là trong những cuộc tranh đua đầy căng thẳng. Có thể nói thể thao đã kéo mọi người lại gần với nhau hơn trong hai tuần lễ ngắn ngủi mặc cho những tranh chấp không ngừng khắp nơi trên thế giới. Nhiều năm trước khi Hoa Kỳ và Trung Quốc còn là hai quốc gia thù địch tổng thống Nixon và Mao Trạch Đông đã có thể ngồi lại với nhau qua mối quan hệ ngoại giao được gọi là “ngoại giao bóng bàn” lúc bấy giờ khi hai nước bắt đầu xích lại gần nhau qua những trận bóng bàn giao hữu. Chẳng những thể thao, những ngành nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, kịch nghệ, điện ảnh cũng đã là những phương tiện được dùng để đem con người lại gần nhau, xóa đi những ngăn cách.

Một trong những ngăn cách của con người là ngăn cách giữa Đức Chúa Trời và con người. Con người được Đức Chúa Trời tạo dựng nhưng vì tẻ tách theo đường riêng của mình nên đã tạo một khoảng cách vô cùng rộng lớn giữa Trời với người. Đó là khoảng cách tội lỗi. Tội lỗi đã khiến cho con người bị cách ly với Đức Chúa Trời vì Đức Chúa Trời thánh khiết không thể chấp nhận tội lỗi. Đức Chúa Trời yêu thương không bao giờ muốn có khoảng cách đó nên Ngài đã có một đường lối đem con người trở lại với Ngài. Đây không phải là con đường thể thao hay nghệ thuật nhưng là con đường cứu rỗi qua Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời nhưng đã sinh ra làm một người như chúng ta để có thể mang tội thay cho chúng ta. Án phạt tội lỗi lẽ ra chúng ta phải gánh chịu thì Chúa Giê-xu đã gánh thế cho chúng ta. Chúa gánh thế qua cái chết của Ngài trên thập giá. Mọi đòi hỏi của công lý Đức Chúa Trời đã được thỏa mãn qua cái chết của Chúa Giê-xu. Như vậy cái chết hy sinh của Chúa Giê-xu trên thập giá là con đường đem Đức Chúa Trời và con người gần lại với nhau.

Read more: Thế Vận Hội Sochi

 

Nô Lệ Cho Tội Lỗi

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Ngày thứ Hai vừa qua là ngày lễ của các vị tổng thống, kỷ niệm sinh nhật của hai vị tổng thống nổi tiếng của Hoa Kỳ là George Washing ton và Abraham Lincoln. Washington là vị tổng thống đầu tiên của Mỹ còn Lincoln là vị tổng thống thứ 16 là người có công trong việc bãi bỏ chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ. Ngày 1 tháng giêng năm 1863, đang khi cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ vẫn còn đang tiếp diễn, tổng thống Lincoln đã ban hành một lệnh hành chánh đặc biệt dưới tên gọi Tuyên Ngôn Giải Phóng (Emancipation Proclamation) công bố phóng thích nô lệ trong mười tiểu bang đang chống lại chính quyền liên bang lúc bấy giờ tức là cho khoảng hơn 3 triệu người nô lệ.

Phóng thích nghĩa là thả ra và bỏ đi mang ý nghĩa tự do cho những người nô lệ. Ngày nay chế độ nô lệ không còn trên thế giới tuy nhiên những hình thức nô lệ khác lại càng kinh khủng hơn nhiều. Có những người bị bắt làm nô lệ tình dục, cũng có những tổ chức bắt người làm việc cơ cực, không một chút tự do không khác gì nô lệ. Nhưng rõ ràng hơn cả là bao nhiêu người đang làm nô lệ cho tội lỗi mà không hay biết. Chúa Giê-xu phán dạy trong Phúc Âm:

Ai phạm tội là nô lệ cho tội lỗi (Phúc Âm Giăng 8:34)

Read more: Nô Lệ Cho Tội Lỗi

 

Mẹ Chồng và Nàng Dâu - Bài 5

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Hôm nay chúng tôi xin trình bày thêm về những tâm lý phức tạp trong mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu, với ước mong hai thế hệ này sẽ hiểu nhau, xích lại gần nhau hầu giúp cho mối quan hệ giữa đôi bên được nhẹ nhàng, tốt đẹp. Thưa quý vị, cuộc đời chúng ta tính từ ngày chào đời đến ngày từ giã cuộc đời thật chẳng được bao nhiêu năm. Rồi khi bước vào hôn nhân, khoảng thời gian vợ chồng sống bên nhau còn ngắn hơn nữa, nhưng ngắn ngủi hơn hết là những ngày chúng ta sống với cha mẹ chồng hay cha mẹ vợ, vì khi chúng ta biết các cụ thì hầu hết các cụ đã đi qua hơn nửa cuộc đời. Vì thế, là thế hệ con cháu chúng ta cần sống và cư xử thế nào để những năm tháng cuối của cuộc đời các cụ được nhẹ nhàng vui thỏa.

Trở lại với vấn đề mẹ chồng nàng dâu, một người vợ trẻ nọ tâm sự với bạn như sau:

Vợ chồng em sống với nhau đã được năm năm. Chúng em yêu nhau và rất là hạnh phúc, nhưng có một điều làm em buồn là mẹ chồng em cứ xem chồng em như đứa con nhỏ của bà ngày nào. Anh ấy năm nay ba mươi hai tuổi, tự lo tự lập đã sáu bảy năm nay, nhưng đối với mẹ, anh ấy chỉ là đứa con nít. Ngày nào bà cũng gọi điện thoại đến nhắc nhớ ăn cái này, uống cái kia để giữ gìn sức khỏe; nhớ đổ xăng trong xe, nhớ mặc áo ấm cho khỏi bị cảm, nhớ đi nha sĩ, bác sĩ, v.v... Thỉnh thoảng bà hỏi anh có cần tiền không thì bà cho, và dù anh nói là không cần, bà cũng bỏ tiền vào túi lì-xì màu đỏ, đưa cho anh giống như cho quà mấy đứa bé con. Nói tóm lại, bà cụ hầu như không muốn chấp nhận cái thực tế là con trai của bà bây giờ đã có vợ và bà không còn phải chăm sóc những chuyện nhỏ nhặt như vậy nữa.

Read more: Mẹ Chồng và Nàng Dâu - Bài 5

   

Page 45 of 50