Trọng Tâm Của Lễ Giáng Sinh

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Chúng ta đã bước vào Mùa Giáng Sinh. Mùa Giáng Sinh cũng được gọi là Mùa Vọng. “Vọng” nghĩa là trông mong hay hướng về, với ý nghĩa chờ đợi. Chúng ta chờ đợi, hay trông mong hay hướng về điều gì trong Mùa Vọng nầy? Giới thương mại thì chỉ nhìn vào Mùa Vọng là dịp lớn nhất trong năm để thu lợi. Người ta nói đến Black Friday hay Cyber Monday sau Lễ Tạ Ơn để quảng cáo và mua sắm. Lễ Giáng Sinh đã bị thương mại hóa từ lâu vì gần vào dịp cuối năm, người ta cần mua sắm cho Năm Mới. Tuy nhiên, nổi bật của Giáng Sinh và ý nghĩa đích thực của Lễ Giáng Sinh không thể bị lu mờ cũng như không thể bị đẩy sang một góc cạnh nào khác để rồi chúng ta không còn thấy đâu là trọng tâm của ngày lễ nữa.

Vậy thì trọng tâm của Lễ Giáng Sinh là gì? Lễ Giáng Sinh là lễ gì? Trọng tâm của Lễ Giáng Sinh là Chúa Giê-xu, Đấng đã giáng trần hơn 2,000 năm trước để cứu rỗi nhân loại. Sự kiện một người tên Giê-xu sinh ra tại Palestine 2,000 năm trước không phải chỉ là chuyện một em bé ra đời như bao nhiêu em bé khác nhưng đây là câu chuyện Thiên Chúa của cõi vô hạn đã tự giới hạn trong cái thế giới hữu hạn của con người để cứu con người. Đây không phải là câu chuyện một em bé tình cờ sinh ra tại Do-thái 2,000 năm trước nhưng đây là điều nằm trong chương trình cứu rỗi vĩ đại của Thiên Chúa dành cho nhân loại.

Ngay từ khi con người đầu tiên phạm tội, Thiên Chúa đã có chương trình cứu rỗi con người. Thiên Chúa đã phán với ma quỷ trong vườn địa đàng rằng:

Ta sẽ làm cho mầy và người nữ, dòng dõi mầy và dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người (Sáng thế ký 3:15)

Read more: Trọng Tâm Của Lễ Giáng Sinh

 

Chuyện Lứa Đôi - Bài 20

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Ngày nay có một số người xem chuyện hôn nhân cưới hỏi như là một cái gì lỗi thời. Họ chủ trương thương nhau thì cứ sống với nhau. Thậm chí khác phái tính hay đồng phái tính cũng không thành vấn đề. Những người nầy cũng nghĩ rằng vợ chồng sống với nhau suốt đời là chuyện ảo tưởng không ai có thể làm được. Còn chuyện giữ đời sống trinh trắng không vướng vào quan hệ tình dục khi chưa phải là vợ chồng cũng là mẫu mực của thời cổ xưa, nay không còn thích hợp nữa. Bằng chứng của những tiêu chuẩn băng hoại đó là qua tin tức hằng ngày chúng ta thấy có biết bao nhiêu cặp nam nữ không phải là vợ chồng mà sống chung với nhau như vợ chồng. Bao nhiêu người có một, hai đứa con rồi mới dự định làm đám cưới. Nam nữ sống chung trước ngày cưới hoặc có con với nhau rồi mới tính chuyện đám cưới, hầu như là chuyện bình thường không có gì đáng chú ý cả, dù những điều đó luật pháp của con người không lên án nữa. Nhưng đối với Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng chúng ta và đã thiết lập hôn nhân thánh, những lối sống bừa bãi đó đi ngược với tiêu chuẩn của Chúa nên sẽ không tránh được những hậu quả ê chề, đớn đau. Trong Câu Chuyện Gia Đình kỳ trước chúng tôi có chia sẻ với các bạn những điều chúng ta cần để ý để tránh cám dỗ về tình dục và để có thể giữ cho tình yêu của chúng ta được trong sạch, cao đẹp. Những điều đó gồm có:

  • Không đi riêng với người yêu ở những nơi vắng vẻ.
  • Không đi với nhau trong đêm tối.
  • Giữ gìn cách ăn mặc, lời nói, hành vi, cử chỉ, đứng đắn.
  • Tránh đọc những sách báo đồi trụy, xem những phim ảnh dơ bẩn.
  • Hãy nhớ rằng chính mình có thể bị cám dỗ và có thể ngã bất cứ lúc nào.

Ngoài những điều căn bản đó chúng tôi còn thấy còn một vài điều khác mà có lẽ các bạn cũng cần để ý. Đó là:

Read more: Chuyện Lứa Đôi - Bài 20

 

Quà Giáng Sinh Cho Con

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Có bao giờ quý vị đặt câu hỏi tại sao người ta tặng quà cho nhau trong dịp Giáng Sinh không? Chúng ta có tục lệ tặng quà cho nhau nhân dịp Giáng Sinh ít nhất là vì hai lý do sau đây:

1. Giáng Sinh là ngày Thiên Chúa ban cho nhân loại món quà vô giá của thiên đàng đó là Chúa Cứu Thế Giê-xu
Trong đêm Chúa giáng sinh, thiên thần đã hiện xuống loan báo cho các mục đồng: “Đừng sợ chi, vì này ta báo cho các ngươi một tin lành, ấy là hôm nay tại thành Đa-vít Chúa Cứu Thế đã sinh ra!” Chúa Cứu Thế là món quà Thiên Chúa hứa ban cho nhân loại mấy ngàn năm trước. Ngày Chúa Cứu Thế giáng sinh là ngày nhân loại nhận món quà quý giá và cần thiết đó. Tuy nhiên, mỗi chúng ta có thật sự nhận được quà của Thiên Chúa hay không là tùy chúng ta có bằng lòng tiếp nhận Chúa Cứu Thế và mời Ngài ngự vào làm Chủ cuộc đời chúng ta hay không.

2. Khi Chúa ra đời có các nhà thông thái bên Đông phương theo vì sao lạ đi tìm Chúa
Khi gặp Ngài, các nhà thông thái đã dâng cho Chúa Hài Đồng ba món quà đặc biệt là vàng, nhũ hương và một dược, nói lên ba chức vụ quan trọng của Ngài. Vàng cho thấy Chúa là Vua của nhân loại, nhũ hương chỉ về chức thầy tế lễ của Ngài. Chúa sẽ dâng chính Ngài làm tế lễ để cứu nhân loại và một dược chỉ về những khổ nạn Chúa phải chịu. Chúa Cứu Thế phải chịu chết cách đau đớn trên cây thập giá để cứu nhân loại ra khỏi tội.

Mong rằng Giáng Sinh năm nay khi tặng quà cho nhau chúng ta đã hiểu tại sao mình lại tặng quà nhân dịp Giáng Sinh. Nhân nói về quà cáp, trong câu chuyện gia đình hôm nay chúng tôi xin chia xẻ vài điều về món quà chúng ta mua cho con em trong gia đình.
Con em trong gia đình chúng ta mấy hôm nay có lẽ suy nghĩ nhiều về những món quà các em mơ ước nhận được trong mùa Giáng Sinh này. Một số những mơ ước đó sẽ được chương trình “Niềm Mơ Ước Giáng Sinh” đáp ứng. Những em khác có lẽ đã chia xẻ ước mơ của mình cho ông bà, cha mẹ và những người thân khác trong gia đình và ước mong điều mình mơ ước sẽ được toại nguyện.

 

Read more: Quà Giáng Sinh Cho Con

 

50 Năm Sau!

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Tuần lễ nầy đánh dấu 50 năm ngày tổng thống John Kennedy của Hoa Kỳ bị ám sát. Đây là một biến cố quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ và thế giới. Người ta nói rằng, tất cả những người lớn sống trong tháng 11 năm 1963 đều nhớ rõ mình sống ở đâu và đang làm gì khi nghe tin tổng thống Kennedy bị ám sát 50 năm trước. Bình luận gia Bill Flanagan của hệ thống truyền hình CBS nói rằng, bố của ông luôn luôn nói rằng ngày tổng thống Kennedy chết, Hoa Kỳ đã đi từ lạc quan đến yếm thế, từ chỗ tin tưởng tất cả đến chỗ hoài nghi tất cả. Cái chết của tổng thống Kennedy, Bill Flanagan nói tiếp, đã thay đổi cái nhìn của cả một thế hệ về chính mình và đất nước của mình. Sau khi tổng thống Kennedy bị ám sát, nhà báo Mary McGrory nói, “Chúng ta sẽ không bao giờ có thể cười được nữa!” Và thượng nghị sĩ Daniel Patrick Moynihan, lúc đó là phụ tá của tổng thống Kennedy trả lời, “Chúng ta sẽ cười được, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ trẻ lại được nữa!” Cái chết của một người 50 năm trước đã tạo một ảnh hưởng sâu đậm trên cả một thế hệ và cả thế giới, từ chỗ tốt đẹp đến chỗ tệ hại hơn. Từ chỗ lạc quan đến bi quan, yếm thế và mất tin tưởng.

2,000 năm trước cũng có một cái chết vào một buổi trưa thứ Sáu như cái chết của tổng thống Kennedy, nhưng nếu cái chết của tổng thống Kennedy đem lại bi thương, sầu khổ, tuyệt vọng thì cái chết của Chúa Cứu Thế Giê-xu 2,000 năm trước đã đem hy vọng, sức sống và lạc quan cho toàn thể nhân loại. Cái chết của Chúa Cứu Thế Giê-xu là cái chết thay thế, cái chết cứu chuộc và là cái chết của tình yêu. Chúa đã chết vì yêu nhân loại và chết thế cho con người. Cái chết của Chúa Giê-xu không phải là cái chết ngẫu nhiên của định mệnh nhưng là cái chết trong chương trình đời đời của Thiên Chúa. Người ta sinh ra là để sống nhưng Chúa Giê-xu sinh ra là để chết. Chịu chết trên thập tự giá là mục đích chính của Chúa Giê-xu khi Chúa sinh ra làm người hơn 2,000 năm trước.

Read more: 50 Năm Sau!

   

Page 49 of 50