Đóa Hồng Giáng Sinh

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Tuyết bắt đầu rơi thì Chị Hồng cũng vừa bước đến cửa hàng bán hoa của mình. Chị lấy chìa khóa mở cửa, bước vào tiệm, mở đèn lên, sắp đặt mọi việc để chuẩn bị cho một ngày bận rộn. Chị cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Tối nay là lễ Giáng Sinh và chị biết sẽ có nhiều người đến đặt hàng, mua hoa. Chị Hồng không hiểu tại sao người ta cứ đợi đến giờ chót mới đi mua sắm, cũng không hiểu tại sao chị đã quá mệt mỏi mà cũng mở cửa hàng hôm nay. Chị không cần kiếm thêm tiền vì suốt năm buôn bán cũng khá rồi. Nhưng hình như ra bán hàng, và đứng chăm sóc những cành hoa giúp chị thấy êm ả trong lòng và cũng lấp đầy những ngày vô nghĩa trong cuộc sống. Chị Hồng đang suy nghĩ như thế thì chiếc radio nhỏ trên bàn phát ra câu hát: “Giáng Sinh này con sẽ về…” (I’ll be home for Christmas). Mấy chữ “trở về,” làm chị Hồng nghĩ đến căn nhà đang ở. Nhà chị trang hoàng rất đẹp, có thể nói đó là căn nhà đẹp nhất trong xóm, nhưng nhà đẹp để làm gì khi vợ chồng chị không có con. Đời sống chị khá thoải mái: hai vợ chồng có tiền trong nhà băng, có bạn bè nhiều nên không cô đơn. Vì bận rộn với công việc, vợ chồng chị cũng chẳng có thì giờ để nghĩ xem mình có hạnh phúc hay không. Mỗi tháng anh chị phải trả nợ nhà, nợ xe, và nợ của chiếc tàu mới mua. Chị Hồng thở dài, dù nghĩ đến nét mặt chồng sung sướng khi được chiếc áo vét đắt tiền chị đã mua làm quà Giáng Sinh cho anh năm nay, chị cũng chẳng thấy vui chút nào. Còn quà anh mua cho chị thì có lẽ là một cái gì đó thật đẹp, thật đắt tiền, nhưng chị cũng chẳng buồn nghĩ đến. Chị cũng chẳng nhớ năm ngoái chồng tặng mình cái gì và cũng chẳng nhớ lần chót hai vợ chồng thật sự tâm tình, trò chuyện với nhau là lúc nào, nói như thế có nghĩa là lâu lắm rồi vợ chồng chị chẳng có thì giờ trò chuyện với nhau. Như những đêm Giáng Sinh trước, tối nay vợ chồng chị cũng sẽ đi chơi, đi dự tiệc ở một nơi sang trọng… Đời sống đầy đủ vật chất nhưng thật là nhàm chán.

Read more: Đóa Hồng Giáng Sinh

 

Sinh Nhật Chúa Giê-xu

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

 

Chúng ta đã bước vào tháng 12 dương lịch, và sống ở đây, dù có đạo hay không, chúng ta cũng ăn mừng Giáng Sinh, dưới hình thức này hoặc hình thức khác. Chúng ta đều biết, Giáng Sinh là lễ kỷ niệm ngày Chúa Cứu Thế Giê-xu xuống trần làm người. Mừng Giáng Sinh là chúng ta mừng sinh nhật của Chúa Giê-xu. Tại Mỹ đây người ta thường kỷ niệm sinh nhật của những nhân vật lịch sử, những người có công trạng với đất nước. Chẳng hạn như kỷ niệm sinh nhật các vị tổng thống Abraham Lincoln, George Washington, v.v... Nhưng lễ kỷ niệm sinh nhật của những người đó rất khác với lễ kỷ niệm sinh nhật của Chúa Giê-xu. Khi mừng sinh nhật những người có công với đất nước, người ta không chưng bày hình ảnh khi người đó mới sinh, cũng không nhắc lại những diễn biến xảy ra trong ngày người đó ra chào đời. Người ta chỉ nhắc đến những điều họ làm khi đã thành nhân, những công trạng của họ khi đã trưởng thành và góp mặt với đời.

Đối với Chúa Cứu Thế Giê-xu thì khác, mỗi khi kỷ niệm sinh nhật của Chúa, chúng ta lại nhắc đến hình ảnh Chúa Hài Đồng và những câu chuyện lạ lùng, liên quan đến sự ra đời của Chúa. Vì sao vậy? Vì sự ra đời của Chúa Cứu Thế Giê-xu là một biến cố lớn trong lịch sử nhân loại, chung quanh ngày Chúa ra đời có nhiều sự việc huyền nhiệm, lạ lùng mà Thánh sử ghi lại. Trước hết, ngày Chúa Giê-xu giáng sinh là ngày đem lại niềm vui lớn muôn dân. Ngày Chúa ra đời là cái mốc chia đôi giòng lịch sử của nhân loại. Ngày nay khi nhắc đến thời gian trong lịch sử, chúng ta nói đến trước công nguyên và sau công nguyên, hay trước Chúa và sau Chúa, tức là trước và sau khi Chúa Giê-xu sinh ra. Ngày Chúa Giê-xu ra đời có ảnh hưởng trên tất cả mọi người trên thế giới này. Mỗi chúng ta đều có ngày sinh và ngày chết, những ngày đó được tính dựa vào thời điểm Chúa Giê-xu giáng sinh. Mỗi khi viết thư hay một giấy tờ quan trọng, chúng ta phải ghi ngày tháng năm, và năm 2004 mà chúng ta có hôm nay là tính từ thời điểm Chúa Giê-xu ra đời.

Ngoài ra, khi kỷ niệm sinh nhật Chúa Cứu Thế, chúng ta không thể không nhắc đến những diễn biến lạ lùng xảy ra chung quanh sự ra đời của Ngài. Một số những diễn biến đó gồm có như sau:

1. Sự ra đời của Chúa Giê-xu được nói đến từ nhiều thế kỷ trước

Bảy trăm năm trước khi Chúa Giê-xu chào đời, một vị tiên tri đã viết: Dân đi trong bóng tối đã thấy ánh sáng lớn. Ánh sáng đã chiếu trên những kẻ cư ngụ trong vùng đất tối tăm... Vì một Con Trẻ đã ra đời cho chúng ta. Một Con Trai đã được ban cho chúng ta. Quyền cai trị sẽ ở trên vai Ngài, Ngài sẽ được xưng là Cố Vấn Kỳ Diệu, Đức Chúa Trời Quyền Năng, Cha Đời Đời, Hoàng Tử Bình An (Ê-sai 9:1,5, BD Mới). Đó là lời tiên tri về thời điểm và hoàn cảnh khi Đấng Cứu Thế ra đời. Chúa Giê-xu đã ra đời khi người Do Thái sống trong bóng tối của nô lệ và tội lỗi, khi họ ở dưới quyền cai trị của người La-mã. Chúa đến đem ánh sáng hy vọng cho dân Ngài và cho mọi người trên trần gian.

Read more: Sinh Nhật Chúa Giê-xu

 

Xây Dựng Hôn Nhân Trong Thế Kỷ 21 (Bài 37)

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Kính chào quý thính giả, chúng tôi chân thành cảm ơn quý vị đón nghe Câu Chuyện Gia Đình của chương trình Phát Thanh Tin Lành hôm nay. Chúng tôi đang trình bày về những Nguyên Tắc giúp chúng ta xây dựng hôn nhântrong thế kỷ 21 này cho được vững bền và hạnh phúc. Những nguyên tắc đó gồm có:

(1) Vợ chồng không sống ích kỷ nhưng quan tâm đến phúc lợi của nhau

(2) Dứt khoát khỏi những ràng buộc và kỷ niệm của thời độc than

(3) Vợ chồng giúp nhau tránh khỏi cám dỗ tình dục, dưới mọi hình thức

(4) Dành thì giờ trò chuyện với nhau thường xuyên để vợ chồng luôn tâm đầu ý hiệp

(5) Khi có bất đồng ý kiến, ứng xử khôn ngoan để vợ chồng hiểu nhau và thông cảm nhau hơn

(6) Cẩn thận trong việc chi dùng tiền bạc để không sa vào nợ nần

(7) Sẵn sàng tha thứ và tiếp tục tha thứ lỗi lầm của nhau

(8) Quyết tâm chăm sóc nhau để giữ cho tình yêu luôn được tươi mới

(9) Khi gặp nan đề, không bỏ cuộc nhưng sẵn sàng làm lại từ đầu

(10) Đặt mục tiêu: quyết tâm xây dựng một hôn nhân hạnh phúc cho đến cuối cuộc đời

Trong Câu Chuyện Gia Đình kỳ trước chúng tôi nói tiếp về Nguyên Tắc VII,Tinh Thần Tha Thứ Trong Hôn Nhân. Nếu quý vị muốn nghe lại những điều chúng tôi đã trình bày, xin liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại sẽ loan báo ở cuối giờ phát thanh, chúng tôi sẽ rất vui được gởi đến quý vị.

Thưa quý vị, chúng ta đều biết, vợ chồng cần sẵn sàng tha thứ nhau khi có lỗi lầm thì đời sống mới yên vui hạnh phúc và hôn nhân mới được bền lâu. Nhưng chúng ta cần tha thứ với lòng thành thật. Để việc tha thứ nhau mang lại kết quả, sự tha thứ đó phải thành thật, người xin lỗi cũng như người tha lỗi phải thành thật biết lỗi và thành thật bỏ qua lỗi lầm của nhau. Đặc điểm thứ hai của tha thứ thật là tha thứ rồi thì quên, không nhớ tới lỗi lầm của nhau nữa. Đặc điểm thứ ba của tha thứ thật là không nhắc lại chuyện đã xảy ra, không kể lể cho người khác. Đó là những đặc điểm chúng tôi trình bày trong Câu Chuyện Gia Đình kỳ trước. Đặc điểm cuối cùng của tha thứ thật là:

Read more: Xây Dựng Hôn Nhân Trong Thế Kỷ 21 (Bài 37)

 

Tháng Cảm Tạ

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Nếu có ai hỏi tôi rằng tôi thích tháng nào nhất trong năm, tôi sẽ trả lời đó là tháng 11. Bạn biết tại sao tôi thích tháng 11 không? Tôi thích tháng 11 chẳng những vì mùa thu, tiết trời dễ chịu, không quá lạnh cũng không quá nóng. Tôi cũng thích tháng 11 vì tháng nầy ít lễ lạc, hội hè, không làm cho mình quá bận rộn. Nhưng điều làm tôi thích tháng 11 hơn cả là trong tháng nầy có ngày Lễ Tạ Ơn. Lễ Tạ Ơn không xôn xao, nhộn nhịp như lễ Giáng Sinh, cũng không tưng bừng như ba ngày Tết, nhưng năm nào cũng vậy, cứ đến ngày lễ Tạ Ơn, tôi thấy lòng mình lâng lâng một niềm vui nhè nhẹ, khó tả.

Có một năm tôi được dự lễ Cảm Tạ ở Canada và trong ngày lễ nầy tại một nhà thờ nhỏ ở miền Đông Canada, tôi thấy người ta đem đến nhà thờ những hoa màu của nông trại, mỗi thứ một ít, tượng trưng cho mùa màng vừa gặt hái. Một vài trái bí, một ít bắp, một ít đậu xanh, một vài cây bông cải. Hình ảnh tươi mát của những nông phẩm giúp tôi ghi nhận rõ ràng hơn ý nghĩa của ngày lễ Cảm Tạ. Cảm tạ hay tạ ơn nghĩa là gì nếu không phải là ghi nhận sâu xa từ trong đáy lòng về ơn mưa móc và tất cả những gì Thiên Chúa đã làm cho con người.

Tôi được ngồi đây, giờ nầy nói chuyện với Bạn và Bạn đang ở đâu đó nghe được tiếng nói nầy. Đó cũng là ơn Thiên Chúa ban cho chúng ta. Tôi nói đây là ơn bởi vì có khi có những chuyện bình thường, nhỏ nhặt như mở miệng để nói, lắng tai để nghe ta cũng không làm được vì tật bệnh, vì yếu đau, vì hoàn cảnh. Buổi sáng thức giấc, ta có thể trở mình, ra khỏi giường, bước vào một ngày mới, đó cũng là ơn Thiên Chúa ban cho chúng ta và chúng ta phải sống với lòng biết ơn và tinh thần cảm tạ mỗi ngày.

Read more: Tháng Cảm Tạ

   

Page 8 of 50