Công Cha Như Núi Thái Sơn

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ngày Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu hàng năm là ngày của những bậc từ phụ hay là ngày người ta dành ra để con cái nhớ đến công ơn của những người cha. Đối với người Việt chúng ta thì thực tế về "công cha như núi Thái Sơn" không phải là một điều gì mới lạ và mỗi chúng ta đều biết làm thế nào cho tròn chữ hiếu, làm thế nào để trọn đạo làm con. Tuy nhiên chữ hiếu hay đạo làm con lắm khi bị giới hạn trong ý nghĩa thờ cúng người đã khuất hơn là trong những gì thực tế hiện tại. Một số người cũng nghĩ rằng người tin Chúa là người "bỏ ông bỏ bà" hay không còn hiếu kính cha mẹ nữa, thật sự không phải như vậy. Trong mười giới răn Thiên Chúa ban cho con người - bốn điều đầu tiên liên quan đến bổn phận của con người đối với Thiên Chúa và sáu điều còn lại là bổn phận giữa người với người - thì giới răn đầu tiên trong bổn phận giữa người với người là giới răn: "Hãy hiếu kính cha mẹ!" Chữ hiếu vì vậy đứng hàng đầu trong mối quan hệ giữa người với người theo lời dạy của Chúa.

Nhưng "hiếu" hay "hiếu kính" nghĩa là gì? Theo nguyên ngữ "hiếu" hay "hiếu kính" nói đến một sức nặng, hàm ý nhắc chúng ta đặt nặng vấn đề, hay đặt lên hàng đầu, hay tôn trọng như chữ "trọng" trong tiếng Hán Việt cũng có nghĩa là nặng. Hiếu kính vì vậy có nghĩa tôn trọng hay người làm con sống đúng với vai trò và trách nhiệm của mình. Chi tiết về điều nầy chúng tôi đã giải thích rõ ràng trong quyển "Chữ Hiếu Trong Cơ-đốc Giáo" nếu quý vị muốn có để đọc thêm xin liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới. Tuy nhiên, trở lại với chữ hiếu trong mối quan hệ hàng ngày, chúng tôi muốn nói đến điều sau đây.

Bạn và tôi hãy cùng nhau suy nghĩ điều nầy. Trong đời sống hàng ngày vấn đề then chốt của chúng ta là gì? Tôi thấy rằng vấn đề then chốt của con người là những mối quan hệ. Quan hệ giữa người với người, giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ với con cái, giữa anh chị em với nhau, giữa bạn bè, giữa những ngườ cùng làm việc, giữa chủ nhân và công nhân, giữa thầy với trò, giữa bác sĩ với bệnh nhân, giữa người buôn bán với khách hàng, giữa người lái xe với khách bộ hành đi trên đường và ngay cả giữa chính chúng ta và bản thân của chúng ta nữa. Nếu ta có cái nhìn đúng về chính mình, có mối quan hệ tốt với chính mình, không mặc cảm, đời sống sẽ dễ dàng và thoải mái. Tương tự như vậy với những mối quan hệ khác và từ cá nhân đến đoàn thể, từ cộng đồng đến xã hội, từ nước nầy đến nước khác, nếu mỗi người sống với nhau trong tinh thần hòa hợp, trong mối quan hệ tốt đẹp, chúng ta sẽ có thiên đường ngay trên trần gian nầy. Nhưng trên thực tế chúng ta không có điều đó, lý do là vì những mối quan hệ bị đỗ vỡ: vợ chồng không còn thương yêu nhau, anh chị em tị hiềm nhau, bạn bè nghi kỵ nhau, những mối quan hệ căn bản không còn bền chặt và do đó nẩy sinh ra những khó khăn khác, những vấn đề phức tạp khác.

Read more: Công Cha Như Núi Thái Sơn

 

Một Bức Tâm Thư

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Ba yêu quý của con,

Từ trước đến nay thỉnh thoảng con cũng có viết thư cho Ba, nhưng hôm nay, nhân ngày lễ của các ông cha, con muốn mượn trang giấy này, viết lên tất cả những gì con suy nghĩ về Ba, về tình cha con của Ba và con. Con không biết bắt nguồn từ đâu mà người Hoa Kỳ có ngày dành cho các ông cha, nhưng con thấy đây là một điều hay, vì ít nhất mỗi năm có một ngày con cái được nhắc nhở để suy nghĩ đến tình thương của người cha, đến bổn phận của mình đối với cha và làm một điều gì đó để bày tỏ lòng biết ơn người đã sinh thành ra mình.

Cũng vì có ngày lễ này mà hôm nay con được nhắc nhở để hướng tâm hồn con đến Ba. Ba biết không, con thương Ba nhiều lắm, và con biết Ba cũng thương con nữa, nhưng cha con mình không bao giờ nói lên với nhau điều đó, dù trực tiếp hay gián tiếp. Con nhớ hồi còn nhỏ, thỉnh thoảng ngồi gần Ba, nhìn những đường gân trên tay Ba, trên trán Ba, con thấy thương làm sao. Con biết vì lo làm lụng để nuôi anh em chúng con mà bàn tay Ba trở nên chai cứng, da mặt Ba sạm lại, trán Ba nhăn nheo. Con thương bàn tay đó, cái trán nhăn nheo đó, nhưng không bao giờ con dám đến gần đụng đến Ba, hay nói cho Ba biết là con thương Ba.

Không hiểu tại sao giữa Ba và anh em chúng con lúc nào cũng có một sự ngăn cách mà không ai giải thích được, cũng không ai biết làm gì để xóa bỏ ngăn cách đó. Ba lúc nào cũng nghiêm nghị, cứng rắn, có khi lạnh lùng và dữ dằn nữa. Có lẽ vì thế mà ít khi nào con dám đến gần hay nói chuyện với Ba. Nhiều khi có những điều ở trường con thắc mắc không hiểu mà không biết hỏi ai. Con nghĩ Ba có câu trả lời nhưng con không dám hỏi, vì Ba chẳng bao giờ nói chuyện với con. Những khi có chuyện buồn vui, con cũng chỉ nói với mẹ hay với bạn chứ không dám nói với Ba. Con không đủ can đảm để nói mà có nói chắc Ba cũng không có thì giờ nghe. Con nhớ hồi còn nhỏ, mỗi khi đang chơi ngoài sân mà thấy Ba đi làm về là con ngừng ngay và tránh đi nơi khác. Vì ở gần bên Ba thế nào cũng bị la chuyện này, chuyện kia hoặc bị sai làm việc kia việc nọ. Mỗi lần Ba gọi đến tên con là con giật bắn người lên, vì biết mình sắp bị la hay bị đòn vì một lỗi lầm nào đó.

Read more: Một Bức Tâm Thư

 

Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 15

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Nguyên tắc chính về đối thoại mà Thánh Kinh dạy chúng ta là: "Người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận." Qua những bài chia xẻ trong các tuần gần đây, chúng tôi đã trình bày ý nghĩa của chữ mau nghe. Hôm nay chúng tôi sẽ nói về hai chữ "chậm nói" và "chậm giận."

Chữ "chậm nói" trong câu Kinh Thánh trên có nghĩa là từ từ hẵng nói, nghe đến nơi đến chốn rồi hãy nói, không vội vàng khi sử dụng lời nói. Trong đối thoại giữa vợ chồng cũng như giữa bất cứ người nào, nếu chúng ta không mau nghe là đã đưa đến nhiều tai hại, nhưng nếu chúng ta không chậm nói còn đưa đến nhiều tai hại hơn nữa. Cách ngôn tây phương cũng có câu: "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói," hàm ý chúng ta nên suy nghĩ thật kỹ, thật cẩn thận rồi hãy nói.

Nguyên tắc "chậm nói" trong Thánh Kinh nhắc rằng khi người khác nói, chúng ta không nên trả lời vội, cũng đừng bày tỏ phản ứng ngay. Trái lại, chúng ta cần chăm chú nghe cho đến khi người nói đã nói hết, và chúng ta đã nghe đầy đủ, lúc đó chúng ta hãy trả lời. Không những thế, chữ "chậm nói" còn hàm ý rằng chúng ta cũng phải cẩn thận trong cách nói. Cách nói có khi quan trọng hơn câu nói nên chúng ta cần nói cách hiền hòa, từ tốn; nói rõ ràng, đầy đủ để người nghe không bực bội, phiền giận, cũng không phải đoán hay suy nghĩ nhiều mới hiểu được ý chúng ta. Người chậm nói thường ít bị lầm lỗi trong cách giao tiếp với người chung quanh. Có lẽ quý vị cũng như chúng tôi, đã từng có những lúc phải ân hận vì lỡ nói những lời thiếu suy nghĩ nên bị hỏng chuyện hoặc mang họa vào thân.

Vốn tính ích kỷ và nhiều tự ái, mau nghe chậm nói không phải là bản tính tự nhiên của con người. Vì thế muốn phát huy hai đặc tính này, chúng ta phải cố gắng luyện tập và phải nhờ sức và ơn của Chúa mới có thể đạt được.

Read more: Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 15

 

Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 14

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên tắc căn bản của Thánh Kinh về đối thoại là: Mau nghe mà chậm nói, chậm giận. Dù biết đây là nguyên tắc rất hay, nhưng chúng ta thấy thật khó áp dụng. Không những thế, chúng ta còn hay làm ngược lại, tức là chúng ta vẫn chậm nghe, mau nói và mau giận. Trong những tuần qua, chúng tôi có trình bày về những lý do khiến chúng ta không thể chú ý lắng nghe khi người khác, nhất là người phối ngẫu, có điều muốn nói. Hôm nay chúng tôi xin gởi đến quý vị một vài đề nghị để giúp chúng ta có thể lắng nghe cách dễ dàng hơn.

Trong một quyển sách nói về vấn đề đối thoại trong hôn nhân, ông Norman Wright, một nhà khải đạo Tin Lành cho biết, để có thể mau nghe như lời Thánh Kinh dạy, tức là thật sự chú ý lắng nghe khi vợ hay chồng có điều muốn nói, chúng ta cần làm những điều sau:

1. Xét lại xem mình nghĩ gì về người phối ngẫu và cảm nghĩ đó có đúng hay không

Như chúng ta đã biết, những thành kiến, định kiến hay những điều chúng ta in trí về người bạn đời ảnh hưởng rất nhiều đến cách ta đối thoại với người đó. Vì những kinh nghiệm, những đụng chạm trong quá khứ, chúng ta thường có một suy nghĩ hay cảm nghĩ nào đó về người vợ hay người chồng của mình. Có người nghĩ rằng chồng mình hay nói thêm nói bớt. Người thì in trí rằng vợ mình hay che giấu, không nói thật. Người khác thì cho vợ hay chồng mình cố chấp không bao giờ chịu nghe ai cả. Tất cả những định kiến đó ảnh hưởng nhiều trên cách chúng ta nghe khi người đó nói.

Read more: Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 14

   

Page 11 of 50