Quảng Cáo

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Quảng cáo là một trong những kỹ nghệ lớn nhất của xã hội tư bản và chúng ta phải giằng co với những mời gọi đó mỗi ngày vì nó luôn luôn đánh vào thị hiếu và lòng ham muốn của con người. Thế giới tư bản sống nhờ tiêu thụ và quảng cáo là con đường thúc đẩy người ta tiêu thụ. Do đó chúng ta không ngạc nhiên khi thấy số tiền khổng lồ được sử dụng cho quảng cáo. Thật ra chính chúng ta cũng là nạn nhân của quảng cáo hằng ngày trên đài phát thanh, truyền hình, sách vở, báo chí, các bảng quảng cáo ngoài đường phố, trên màn ảnh trong rạp chiếu bóng, bên hông và đàng sau xe buýt, máy bay bay trên trời... Có thể nói là quảng cáo mọi nơi, mọi chỗ, mọi lúc, mọi hình thức.

Khi ma quỷ cám dỗ Chúa Giê-xu trong sa mạc, nó cũng đã dùng một hình thức quảng cáo. Thánh Kinh ghi:

Ma quỷ đem Ngài lên trên núi rất cao, chỉ cho Ngài các nước thế gian cùng sự vinh hiển các nước ấy mà nói rằng: Nếu người sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự nầy. Đức Chúa Giê-xu bèn phán cùng nó rằng: Hỡi quỷ Sa-tan, ngươi hãy lui ra vì có lời chép rằng: Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi (Phúc Âm Ma-thi-ơ 4:8-10).

Trong câu chuyện nầy, chúng ta thấy ma quỷ đã đem Ngài lên trên núi rất cao. Đây là một vị trí để có thể trông thấy tất cả. Ở vị trí nầy, ma quỷ đã chỉ cho Chúa Giê-xu xem thấy chẳng những các nước thế gian nhưng cùng với tất cả vinh hoa, phú quý, những nét hào nhoáng bên ngoài. Chúng ta nhớ rằng Chúa Giê-xu đang đối đầu với cám dỗ nầy như một con người hoàn toàn vì Chúa Giê-xu mang thân xác con người và chịu cám dỗ giống như chúng ta. Ma quỷ nói rằng: Nếu ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự nầy. Cái cám dỗ của ma quỷ là nó đem tất cả mọi vinh hoa hào nhoáng, khơi dậy lòng ham muốn của con người để con người chiều theo lòng dục của mình và đi theo con đường của ma quỷ. Cám dỗ qua thị giác vẫn là khí cụ hữu hiệu nhất mà ma quỷ đang áp dụng ngày nay. Các cụ xưa thường nói: Mắt thấy, lòng dấy! Hễ điều gì mắt chúng ta trông thấy, thì lòng ham muốn của chúng ta dấy lên. Đó là chủ đích của ma quỷ và cũng vì vậy mà có một chủ nghĩa đang tấn công chúng ta mãnh liệt đó là chủ nghĩa tiêu thụ.

Read more: Quảng Cáo

 

Mẹ Chồng và Nàng Dâu - Bài 10

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Có một bà mẹ kia, lo chuẩn bị đám cưới cho con trai. Trước ngày cưới, gia đình đôi bên gặp nhau lần chót để bàn lại những chi tiết cho lễ cưới. Khi mọi người đang lăng xăng làm việc, mẹ chú rể gọi con ra và nói: "Con trai của mẹ, mẹ mừng là ngày nay con đã nên người. Mẹ đã hy sinh cả cuộc đời cho con và mẹ thấy sự hy sinh đó cũng thật là xứng đáng. Trước khi con vui với hạnh phúc của gia đình mới, mẹ muốn con nhớ rằng vợ của con sẽ không bao giờ có thể làm cho con tất cả những gì mà mẹ đã làm cho con. Thật ra, không một người đàn bà nào trên đời này có thể lo cho con như mẹ đã lo, vì vậy mẹ mong con sẽ không bao giờ quên mẹ, không bao giờ quên sự hy sinh của mẹ." Sau đó bà đến bên cô con dâu mới và nói: "Con này, mẹ biết con sẽ không thể nào làm trọn hết những gì chồng con trông mong nơi một người vợ. Nhưng mà con phải luôn luôn cố gắng làm cho chồng vui lòng, và bất cứ khi nào con cần mẹ giúp, cho mẹ biết, mẹ sẽ đến ngay."

Đó là câu chuyện có thật đã được Tiến sĩ Norman Wright ghi lại trong quyển Người Đàn Bà Thứ Hai trong Hôn Nhân của Bạn. Đây thật là những lời đe dọa, thách thức, nói lên tấm lòng của một bà mẹ thương con cách ích kỷ. Bà mẹ chồng này chắn chắn sẽ không vui khi thấy con trai hạnh phúc, cũng sẽ không vui nếu con dâu không cần đến sự giúp đỡ của bà. Lời nói của bà đã tạo nên sự căng thẳng giữa bà và con dâu ngay từ buổi đầu.

Thưa quý vị, là cha mẹ chúng ta thương con và muốn con được hạnh phúc, nhưng khi con đã lớn và chuẩn bị bước vào hôn nhân, cha mẹ, nhất là người mẹ, thường buồn vì cảm thấy như mình đã mất con. Đây là một tâm lý bình thường vàø cần được thông cảm. Tuy nhiên, nếu khi con đã có gia đình mà vì buồn, cha mẹ nắm giữ con lại hoặc vì sợ cha mẹ buồn mà con không dám rời cha mẹ, sẽ đưa đến nhiều điều không tốt cho hạnh phúc của gia đình mới. Đây cũng là lý do khiến bao nhiêu nan đề đã xảy ra giữa con dâu với gia đình chồng, con rể với gia đình vợ, và lắm khi chính vì đó mà hôn nhân đổ vỡ.

Read more: Mẹ Chồng và Nàng Dâu - Bài 10

 

Ba Mươi Tháng Tư

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Nếu có ai hỏi, “Ngày 30 tháng 4 năm 1975 Bạn ở đâu? Bạn làm gì? Bạn còn nhớ không?” Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng nhớ. 30 tháng 4 chẳng những là biến cố của đất nước mà còn là biến cố của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Có thể nói không người Việt nào lại không bị ảnh hưởng của ngày nầy. Vì vậy nhắc đến 30 tháng 4 là nhắc đến kỷ niệm, nhắc đến đau xót, ân hận, tiếc nuối và nhiều tình cảm khác nữa. Báo chí truyền thanh, truyền hình, sách vở, chính trị gia, bình luận gia, những chuyên viên quân sự, những người ở cả hai bên của cuộc chiến, những người tham dự cuộc chiến và ngay cả những người không tham dự cuộc chiến đã nói quá nhiều về 30 tháng 4. Ai cũng nói về 30 tháng 4, nói đến kỷ niệm, nói đến những bài học trong quá khứ. Trong khi đó thì có người chủ trương rằng: “Đối với quá khứ ta nên ngã mũ, đối với tương lai ta nên xắn tay áo.” Dĩ nhiên ngã mũ đối quá khứ không có nghĩa là bỏ quên quá khứ nhưng chỉ có nghĩa là quá khứ có chỗ đứng của nó, ta nên ghi nhận để học những bài học nhưng đồng thời cũng nhớ rằng ta đang sống trong hiện tại và vẫn có một tương lai đang chờ đợi.

Thái độ chúng ta cần có là thái độ của một lữ khách trên đường đời, có lúc đi có lúc dừng nhưng vẫn nhớ rằng mình vẫn còn đích phải đến. Mục đích, mục tiêu ở cuối đường mới quan trọng. Quãng đời ta đi qua chẳng những là những chặng đường khác nhau của một hành trình quan trọng. Dừng lại để nghỉ chân, để nhìn về quá khứ là điều cần thiết, nhưng tiếp tục tiến bước là điều cần hơn. Một trong những người có kinh nghiệm trong vấn đề nầy là sứ đồ Phao-lô, một anh hùng đức tin. Cũng giống như người Việt chúng ta ngày nay, người Do-thái ngày xưa cũng bị tản lạc khắp nơi trên thế giới. Sứ đồ Phao-lô sinh trưởng ở nước ngoài nhưng lòng ông lúc nào cũng vọng về quê hương và sống cho quê hương đó. Cuộc đời ông cũng gặp nhiều gian truân, bị chống đối, bị hiểu lầm. Ông đã từng vượt biển bị đắm tàu, bị chính quyền coi như một tên tội phạm, nhưng trong một lá thư gởi cho các tín hữu thời đó ông đã viết những lời như sau. Ông nói:

Read more: Ba Mươi Tháng Tư

 

Cha & Con Trai - Bài 3

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Chúng ta đều biết người mẹ có ảnh hưởng rất nhiều trên con trai nhưng người cha cũng có một ảnh hưởng không kém. Một trong những điều có ảnh hưởng âm thầm và ngấm ngầm nhưng mạnh mẽ trên đời sống những người con trai trong gia đình là sự vắng mặt của người cha.

Điều mà hầu hết các bà mẹ và con cái thường phải đối diện trong đời sống hằng ngày là sự cách biệt hay xa vắng của người cha. Nói nôm na là có cha nhưng như là không có. Các ông cha vắng mặt trong đời sống vợ con dưới nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn, có những ông cha vẫn sống với gia đình, cuối ngày đi làm cũng trở về, vẫn có mặt trong bữa cơm hằng ngày với gia đình nhưng rất là xa cách. Lý do là vì các ông không nói chuyện với con. Khi có thì giờ, các ông xem ti-vi hoặc đọc báo, nghe radio hoặc làm một công việc gì đó. Có thể thỉnh thoảng các ông kể một vài tin tức trong báo, tin thời tiết, hay những tin nghe qua radio, với vợ con nhưng không bao giờ bày tỏ cảm nghĩ hay cảm xúc của mình. Các ông cha này chỉ lo một việc là đi làm nuôi gia đình còn ngoài ra không có ý kiến cũng không can dự vào những việc xảy ra trong gia đình. Cha buồn hay vui, con cái phải đoán chứ ông không bao giờ nói ra. Ông thương con và con cũng biết là cha thương mình nhưng đôi bên chỉ hiểu ngầm chứ không bao giờ bày tỏ tình cảm. Trong những gia đình này bà mẹ là người có nhiều ý kiến và thường cố gắng làm cho không khí gia đình vui vẻ.

Có những ông cha xa cách con cái vì ít khi nào có mặt ở nhà. Vì công vụ hoặc vì đeo đuổi một mục tiêu, một sự nghiệp nào đó, các ông cha này thường vắng nhà. Con cái ít khi gặp mặt cha, chỉ biết mình có cha vì cha vẫn cung cấp cho gia đình hằng tháng. Đối với những ông cha này sự nghiệp là ưu tiên hàng đầu, gia đình chỉ là thứ yếu. Ông thương con và thúc đẩy con học hành nhưng không thật sự hiểu con, không biết những khó khăn, thách thức con đang đối diện trong đời sống. Những người con trai trong gia đình này tuy có cha nhưng không có cơ hội đến gần cha để được cha khuyên dạy, hướng dẫn và nhất là được cha thông cảm. Lắm khi người con phải tự hỏi: Không biết cha có thương mình không, có bằng lòng về mình không? Mình có làm cho cha vui và hãnh diện không?

Read more: Cha & Con Trai - Bài 3

   

Page 41 of 50