Một Giáng Sinh Tưởng Đã Mất

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Ngày mai là lễ Giáng Sinh, Giáng Sinh năm 1975, nhưng một chàng sinh viên đại học cô đơn đi lang thang trên đường phố Philadelphia. Ba tuần trước đó, mẹ anh viết thư cho biết cha mẹ không thể giúp anh về thăm nhà Giáng Sinh năm nay. Công việc làm ăn của cha anh đang gặp khó khăn nên không có tiền mua vé máy bay cho anh. Và như thế có nghĩa là William Lambert, sinh viên năm thứ nhất đại học, sẽ phải ở lại trong trường suốt mùa Giáng Sinh. Kỳ nghỉ mùa đông năm nay là kinh nghiệm buồn nhất đối với William. Hai tuần trước đây, ngoại trừ những sinh viên ngoại quốc, hầu hết đám bạn nội trú của anh đều đã hăng hái xách hành lý lên đường về với gia đình. Họ vui vẻ kể cho nhau nghe nào là cha mẹ đang trông chờ, họ sẽ được thưởng thức những món ăn đặc biệt do mẹ nấu. Nhìn các bạn thu xếp hành trang, William thấy như mình là người đau khổ nhất trên trần gian. Niềm đau của anh như càng sâu đậm hơn trong cái lạnh của buổi sáng trước ngày Giáng Sinh. Anh thầm nghĩ, hình như Chúa cũng không biết là mình còn sống. Nếu Chúa là Đấng yêu thương, sao Ngài không giúp mình được về với gia đình? Thắc mắc của anh không có câu trả lời. Quá buồn chán, William đón xe buýt đi xuống phố, mong sẽ tìm được một điều gì đó khả dĩ giúp anh bớt cô đơn. Trời lạnh buốt, anh kéo cao cổ áo và đi dọc theo những đường phố trang hoàng rực rỡ. Đám đông qua lại cười nói vui vẻ làm anh nhớ những người bạn ở tỉnh nhà. Anh nghĩ đến bữa ăn truyền thống mà mẹ vẫn nấu hằng năm, nghĩ đến giây phút cả gia đình ngồi bên cây Noel, và anh mơ ước được có mặt với gia đình trong giờ phút thiêng liêng đó.

Trong ví của William có tờ giấy bạc 50 đô-la mới tinh, đó là quà Giáng Sinh cha mẹ gởi cho anh. Anh biết cha mẹ phải hy sinh nhiều để cho anh món quà đặc biệt như vậy. Món quà kèm với tấm thiệp đầy yêu thương, cha mẹ anh viết: Con dùng tiền này mua một món quà đặc biệt con nhé! Nhưng bây giờ anh chẳng muốn mua gì cả. William đi lang thang suốt ngày hôm đó, anh vào hết cửa hàng này đến cửa hàng khác, nhưng chẳng mua gì. Chen chân với đám đông hình như cũng giúp anh bớt cô đơn phần nào. Đi đến chiều tối, tự nhiên anh chú ý đến một cửa hàng bán đồ chơi. Trong tủ kính chưng bày một chiếc xe lửa chạy vòng quanh một thành phố nhỏ. Phía trước cửa hàng có một cậu bé con khoảng chín, mười tuổi, đứng dán mắt vào mặt kính, theo dõi con tàu chạy trong tủ, cậu bé như bị thôi miên, không để ý gì đến sự việc chung quanh. William bỗng nhớ lại hồi còn nhỏ, tại thành phố Boise, Idaho cũng có một tiệm bán đồ chơi, và anh nhớ mình cũng thường đứng dán mắt nhìn, mơ ước được có chiếc xe lửa bày trong tủ kính. Lúc đó William biết cha mẹ không thể nào mua một món đồ chơi đắt tiền như thế, nhưng anh vẫn thầm mong có một phép lạ nào đó xảy ra, và anh sẽ có được chiếc xe lửa mà anh mơ ước... nhưng phép lạ đã chẳng bao giờ xảy ra. Cậu bé con đứng nhìn chiếc xe lửa trong tủ kính một lát rồi bỏ đi, đi được vài bước còn cố quay đầu nhìn lại một lần nữa. William chợt nghĩ: "Sao mình không giúp thằng bé này?" Rồi anh chạy theo đứa bé, vỗ nhẹ lên vai nó và nói:

Read more: Một Giáng Sinh Tưởng Đã Mất

 

Truyền Thống Giáng Sinh

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Có hai chữ rất gần nhau nhưng ý nghĩa lại xa nhau mà chúng ta thường lẫn lộn. Lẫn lộn không phải vì cố ý, cũng không phải vì không hiểu ý nghĩa, nhưng lẫn lộn vì chúng ta có cái nhìn không đúng vào vấn đề. Hai chữ tôi muốn nói đến đây là truyền thống và thông lệ. Ðiểm tương đồng giữa truyền thống và thông lệ là cả hai đều nói đến những sự việc xảy ra theo định kỳ, định kỳ đó có thể là mỗi ngày, mỗi tháng hay mỗi năm. Còn điểm khác nhau là truyền thống nói đến một cái gì tốt đẹp, trân quý trong khi đó thông lệ là điều xảy ra mà ta không còn để ý gì đến ý nghĩa.

Lễ Giáng Sinh hằng năm nằm trong hai ý niệm trên mà chúng ta cần phân biệt để không lẫn lộn. Giáng Sinh là một truyền thống tốt đẹp hằng năm nhưng người ta đã biến Giáng Sinh thành một thông lệ không còn ý nghĩa. Thông lệ Giáng Sinh ở đây là mua sắm, tiệc tùng, vui chơi, trang hoàng nhà cửa, tặng quà cho nhau, nhưng ý nghĩa phía sau những điều đó là gì, chẳng còn mấy ai nghĩ đến.

Quý vị có biết những truyền thống tốt đẹp của Giáng Sinh để sống với truyền thống đó không? Bốn tuần trước lễ Giáng Sinh được gọi là Mùa Vọng. Vọng nghĩa là trông mong hay hướng về. Ðiều chúng ta hướng về không phải là mua sắm, tiệc tùng nhưng là hướng về ngày Chúa đến. Chúa Giê-xu đã đến trần gian nầy 2,000 năm trước và cũng sẽ đến với chúng ta một ngày không xa khi Chúa trở lại đón con cái của Chúa về sống với Ngài đời đời. Chúng ta trông mong hay vọng về hai biến cố trọng đại đó: một biến cố đã xảy ra hơn 2,000 năm trước và một biến cố sẽ đến với chúng ta một ngày không xa.

Trong Mùa Vọng nầy, chúng ta chẳng những chuẩn bị tâm hồn tiếp đón Chúa nhưng cũng chú tâm suy niệm và sống với ý nghĩa của việc Chúa giáng trần. Chúa Giê-xu giáng sinh là để đem ánh sáng đến cho trần gian tăm tối. Những ánh đèn rực rỡ khắp nơi nhắc chúng ta nhớ về ánh sáng đó. Ánh sáng đó đã chiếu rọi nơi đồng nội, báo tin mừng cho những người chăn chiên. Ánh sáng đó đã soi đường dẫn lối cho những nhà thông thái Ðông phương đến tôn thờ Chúa. Ánh sáng đó vẫn tiếp tục soi rọi, hướng dẫn con người trở về với chân lý. Ánh sáng đã đến trần gian nhưng người ta ưa thích bóng tối hơn ánh sáng, Lời Chúa đã dạy như vậy và vì người ta quay lưng laiï với bóng tối nên vẫn tiếp tục sống trong bóng tối. Hãy nhìn vào ánh đèn Giáng Sinh như một nhắc nhở cho chính mình, đừng tiếp tục sống trong bóng tối nữa, nhưng hãy quay lại với ánh sáng.

Read more: Truyền Thống Giáng Sinh

 

Tin Mừng Cho Nhân Loại

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Quý vị đang nghe chương trình phát thanh Tin Lành và Tin Lành là tin vui được loan báo lần đầu tiên trong đêm Chúa Giê-xu giáng sinh. Thiên thần của Chúa đã đến với những người chăn chiên bên ngoài thành Bết-lê-hem và phán rằng: "Ðừng sợ chi, vì nầy ta báo cho các ngươi một tin lành sẽ là niềm vui lớn cho muôn dân, ấy là hôm nay tại thành Ða-vít, đã sinh cho các ngươi một Ðấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa."

Nghe tin tức hằng ngày, chúng ta nghe tin vui thì ít, tin dữ thì nhiều. Những tin vui cũng rất mong manh, không kéo dài được lâu. Hôm nay, trong mùa giáng sinh, tôi xin nhắc lại tin mừng đã đến với nhân loại 2,000 năm trước nhưng vẫn còn giá trị. Và quý vị vẫn có thể tiếp nhận tin mừng nầy cho chính mình hôm nay.

Lời đầu tiên thiên thần nói với những người chăn chiên là:"Ðừng sợ." Những người chăn chiên lúc ấy sợ hãi vì sự xuất hiện đột ngột của thiên thần và vì ánh sáng chói lòa. Tuy nhiên sợ hãi cũng là bản tính tự nhiên của con người và sợ hãi là hậu quả của tội lỗi. Tổ tiên loài người là A-đam sau khi phạm tội trong vườn địa đàng đã thưa với Chúa rằng: "Tôi có nghe tiếng Chúa trong vườn nên tôi sợ." Sợ hãi là hậu quả tất nhiên của tội lỗi. Khi phạm tội, làm điều sai quấy, tâm hồn chúng ta không thể bình an nhưng mang nhiều nỗi xao xuyuến, lo âu. Bản tính tội lỗi của con người cũng khiến cho con người sợ hãi nhiều điều: sợ bệnh tật, sợ chết, sợ tương lai, sợ người chung quanh.

Read more: Tin Mừng Cho Nhân Loại

 

Trinh Nữ Ma-ri

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Nếu có người hỏi quý vị rằng ai là người đàn bà nổi tiếng nhất trong cả lịch sử loài người thì quý vị sẽ trả lời như thế nào? Có lẽ có người sẽ nghĩ đến nữ hoàng Cleopatre của Ai-cập hay nữ hoàng Victoria của Anh quốc. Tất cả những người đàn bà đó đều rất đặc biệt và đều nổi tiếng nhưng người đàn bà được mọi người tôn kính, quý trọng nhất trong lịch sử thế giới suốt hai ngàn năm qua là bà Ma-ri, người mẹ về phần xác của Chúa Giê-xu, Đấng Cứu Thế của nhân loại.

Tên bà Ma-ri đã được hằng triệu người trên thế giới chọn để đặt cho con gái của mình vì họ tôn kính bà và mong muốn con của mình cũng có những đức tính cao đẹp như bà. Vì thế, chúng tôi thiết nghĩ, người phụ nữ xứng đáng nhất cho chúng ta nghĩ đến và học hỏi trong mùa Giáng Sinh chính là trinh nữ Ma-ri, người con gái tầm thường ở làng Na-xa-rét.

Trinh nữ Ma-ri không những được nhắc đến trong Thánh Kinh và trong sử sách, nhưng cũng là đầu đề cho những quan điểm, những chủ thuyết khác nhau liên quan đến vai trò của bà. Những người không tin bà Ma-ri đã cưu mang Chúa Giê-xu bởi Đức Thánh Linh khi còn là trinh nữ thì cho rằng bà chẳng có gì đặc biệt. Một số những người khác thì lại tôn bà quá cao, gọi bà là Mẹ Chúa Trời, và gán cho bà vai trò trung gian giữa Đức Chúa Trời với con người, là vai trò Thánh Kinh không hề nói đến.

Mùa Giáng Sinh năm nay, để có cái nhìn trung thực về trinh nữ Ma-ri, mời quý vị cùng chúng tôi đọc lại đoạn Thánh sử nói về người phụ nữ đặc biệt này. Sử gia Lu-ca đã ghi lại câu chuyện lịch sử sau đây:

Read more: Trinh Nữ Ma-ri

   

Page 17 of 50