Sống Với Tinh Thần Biết Ơn

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Mỗi khi đến lễ Tạ Ơn, hay ý nghĩ sau đây thường đến trong tâm trí chúng ta. Ðó là Lễ Tạ Ơn là để tạ ơn ai và tạ ơn về điều gì?

Lễ Tạ Ơn mà người Hoa Kỳ đã có hơn ba trăm năm nay là để tạ ơn Thiên Chúa. Sau chuyến vượt nguy hiểm đi tìm tự do và sau những ngày đầu vất vả khai khẩn vùng đất mới, khi gặt hái vụ mùa đầu tiên vào cuối tháng 11, những người di dân đầu tiên trên đất Mỹ đã họp nhau lại, tổ chức một bữa ăn đơn sơ để tạ ơn Ðức Chúa Trời. Rồi từ đó cho đến nay. Hơn 350 năm qua, ngày Thứ Năm thứ tư của tháng 11 đã trở thành ngày Lễ Tạ Ơn cho tất cả mọi người dân trong nước. Thật ra, tất cả mọi người dân trên đất nước này, dù thuộc chủng tộc nào cũng đều là những người di dân đã thụ ơn dìu dắt, che chở, quan phòng của Thiên Chúa. Tất cả mọi người, kể cả quý vị và tôi đều mang ơn Thiên Chúa là Ðức Chúa Trời. Ngài đã dìu dắt, bảo vệ, gìn giữ và cũng đã cung cấp cho chúng ta mọi điều cần yếu trong đời sống. Dù chúng ta thấy như những gì ta có hôm nay là do chính tay mình tạo ra nhưng nghĩ cho cùng, nếu Chúa không ban cho chúng ta sự sống, sức khỏe, khả năng, tự do và cơ hội thì có cố gắng đến đâu chúng ta cũng không làm gì được.

Còn câu hỏi thứ hai, chúng ta tạ ơn Chúa về điều gì? Có lẽ chúng ta nghĩ: Những người làm ăn thành công, buôn bán phát đạt, con cháu đầy đàn, gia đình bình an hạnh phúc thì mới có lý do để tạ ơn Chúa, còn tôi, đau ốm, tai nạn, thất bại tràn đến suốt năm, làm ngày nào chỉ đủ ăn ngày ấy, vợ chồng rầy rà nhau hằng ngày, con cái thì bướng bỉnh, ngỗ nghịch, có gì là hạnh phúc vui vẻ đâu mà cảm tạ Chúa? Mới nghe qua chúng ta thấy nói như vậy cũng đúng, đời sống bận rộn vất vả, đầy dẫy lo lắng có gì vui vẻ đâu mà tạ ơn Chúa! Nhưng chúng ta hãy nghĩ lại, dù cho có đau ốm, tai nạn và thất bại đi nữa nhưng so với ngày ta mới đặt chân đến đất nước này, so với hoàn cảnh sống của những người còn ở quê nhà, với những tiện nghi những cơ hội học hành và nhất là tự do mà ta đang được hưởng, chúng ta phải cúi đầu cảm tạ Thiên Chúa.

Ðể thấy rõ ý nghĩa của lòng biết ơn Thiên Chúa chúng tôi xin chia sẻ với quý vị câu chuyện thật sau đây:

Read more: Sống Với Tinh Thần Biết Ơn

 

Xây Dựng Hôn Nhân Trong Thế Kỷ 21 - Bài 20

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Kính chào quý thính giả, chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý vị đón nghe Chương Trình Phát Thanh Tin Lành hôm nay. Trong Câu Chuyện Gia Ðình kỳ này, chúng tôi xin tiếp tục trình bày những nguyên tắc Kinh Thánh dạy mà chúng ta cần áp dụng để hôn nhân Chúa ban cho chúng ta được hạnh phúc bền lâu. Ðiều chúng ta đã thấy và cũng đã kinh nghiệm trong hôn nhân là, dù yêu nhau nhiều bao nhiêu, không vợ chồng nào tránh được những lúc buồn giận hoặc bất đồng ý kiến với nhau. Vì vậy điều quan trọng không nhất thiết là làm thế nào để vợ chồng tránh bất đồng ý kiến và bất hòa nhưng là làm thế nào để bất hòa và bất đồng ý kiến không khiến vợ chồng căm giận nhau, muốn chia tay nhau nhưng trái lại, qua những điều không vui đó vợ chồng sẽ hiểu nhau và yêu nhau hơn. Vị Mục sư, tác giả quyển Mười Giới Răn Cho Hôn Nhân đề nghị rằng, để không gây tổn thương trong mối quan hệ giữa vợ chồng, khi hai người có chuyện điều bất hòa với nhau, chúng ta cần tránh những điều sau đây:

1. Tránh đè nén hay che giấu buồn giận trước những sự việc nghiêm trọng, cần biểu lộ phiền giận
2. Tránh phản ứng quá mạnh, tránh những hành động hay lời nói làm tổn thương nhau

3. Tránh đem chuyện riêng tư của vợ chồng nói ra cho mọi người biết

4. Ðừng tự dồn mình vào chân tường (tuyên bố hay nói những điều mình không làm được)

5. Ðừng tự rút mình vào vỏ ốc, im lặng không nói để tránh xung đột

6. Ðừng làm lớn chuyện hay nói quá đáng, quá nhiều về những điều nhỏ nhặt, không đáng

7. Ðừng dùng tình yêu chăn gối làm “vũ khí” để điều khiển vợ hay chồng

Read more: Xây Dựng Hôn Nhân Trong Thế Kỷ 21 - Bài 20

 

24/7

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Một trong những thành ngữ quen thuộc của thời đại chúng ta là 24/7 tức là 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần. 24/7 nói đến những dịch vụ hay công việc thường xuyên, thường trực, không lúc nào nghỉ. Chúng ta thích những dịch vụ như vậy vì bất cứ lúc nào cần cũng có. Đó là nói đến phương diện người tiếp nhận hay được cung cấp dịch vụ, còn phía cung cấp dịch vụ 24/7 thì sao? Đơn giản mà nói, đó là những người không bao giờ nghỉ. Dĩ nhiên là người ta chia phiên ra để làm việc nhưng công ty hay phía cung cấp dịch vụ bao giờ cũng phải sẵn sàng cho dịch vụ mà mình hứa hẹn. Thật ra, ngoài những ngành cần có người túc trực thường xuyên như bệnh viện, sở cứu hỏa, các cơ quan an ninh, v.v? những ngành nghề khác không cần phải làm việc 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày một tuần như vậy. Gần đây chúng ta cũng thấy nhiều cửa hàng hay những dịch vụ mở cửa bảy ngày trong tuần để phục vụ khách hàng và cũng được nhiều người chiếu cố, tuy nhiên người trong cuộc thấy rõ rằng làm việc không nghỉ như vậy là điều tai hại vô cùng.

Tai hại đầu tiên là tai hại về sức khỏe. Xã hội Mỹ giàu mạnh nhưng cũng không thiếu những chứng nan y và xét cho cùng, người ta đều có thể truy tìm nguyên nhân về điều mà ta gọi là căng thẳng tinh thần hay stress. Stress chẳng những là nguyên nhân của nhiều thứ bệnh nhưng cũng làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy thoái, không thể ngăn ngừa bệnh tật. Từ những tai hại về sức khỏe thể xác, đưa đến suy nhược tinh thần và những ảnh hưởng tai hại khác. Con người mất bình tĩnh, dễ cau có, dễ nóng giận, dễ gây ra tội ác. Người ta cũng vô tình đi vào những tật ăn nhiều, ngủ nhiều hay say sưa để bớt đi căng thẳng. Từ đó sinh ra những tệ hại khác. Khi tinh thần căng thẳng, tình cảm con người cũng dễ giao động và vì vậy những bất hòa trong gia đình, trong cộng đồng dễ có cơ hội bộc phát.

Thiên Chúa từ khi tạo dựng vũ trụ cho đến khi ban luật cho con dân của Ngài cũng như trong thời đại Tân Ước và thời đại chúng ta, đã có một mẫu mực và một luật lệ rõ ràng cho con người về một ngày nghỉ nhưng con dân Chúa cũng như chúng ta hôm nay đã vi phạm trầm trọng luật yên nghỉ đó và phải lãnh lấy nhiều hậu quả tai hại, từ bất an trong tâm hồn đến xáo trộn ngoài xã hội và nhiều thứ bệnh tật và đau khổ khác. Thiên Chúa không cần phải nghỉ nhưng sau khi tạo dựng thế giới trong sáu ngày, Thiên Chúa đã nghỉ ngày thứ bảy và ban phước cho ngày nghỉ, đặt đó làm mẫu mực cho con người noi theo. Khi ban luật cho con dân Chúa khi họ vừa được giải phóng khỏi Ai-cập thì giới răn thứ tư là:

Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh!

Con dân của Chúa khi vào Đất Hứa lúc đầu còn tuân giữ luật, nhưng về sau họ đã coi thường, không coi trọng ngày nghỉ và đó là một trong những lý do chính khiến họ bị lưu đày suốt 70 năm mà Thiên Chúa cho biết là để cho đất được nghỉ vì họ đã cày bừa, làm lụng trong những năm mà lẽ ra họ phải để cho đất nghỉ.

Read more: 24/7

 

Xây Dựng Hôn Nhân Trong Thế Kỷ 21 - Bài 19

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Kính chào quý thính giả, chúng tôi thật vui lại được thưa chuyện cùng quý vị qua tiết mục Câu Chuyện Gia Ðình của Chương Trình Phát Thanh Tin Lành. Trong các tuần qua, chúng tôi trình bày về những nguyên tắc Kinh Thánh dạy để giúp chúng ta có một hôn nhân hạnh phúc bền lâu. Một trong những nguyên tắc đó là dành thì giờ trò chuyện để vợ chồng hiểu nhau, tâm đầu ý hiệp với nhau. Trong Câu Chuyện Gia Ðình kỳ trước chúng tôi trình bày khoảng hai mươi khác biệt giữa nam và nữ trong cách suy nghĩ và cách sử dụng lời nói. Chúng ta cần biết những điều này để khi vợ chồng trao đổi, trò chuyện, chúng ta dễ thông cảm và hiểu nhau hơn.

Một điều khác chúng ta có thể làm để mối quan hệ vợ chồng được tốt đẹp là, hãy bày tỏ cho người phối ngẫu biết là chúng ta yêu thương và trân quý người đó, người đó có một vị trí rất đặc biệt trong lòng chúng ta. Kinh Thánh ghi lại nhiều lần Ðức Chúa Trời bày tỏ rằng Ngài yêu chúng ta. Vì yêu con người, Chúa ban phước và làm nhiều điều cho con người, cho cả những người tội lỗi, không đáng được yêu. Nhất là vì yêu chúng ta, Thiên Chúa đã ban Người Con yêu dấu của Ngài đến trần gian, hy sinh chịu chết vì tội của chúng ta để ai tin nhận Ngài sẽ được cứu rỗi. Ðể vâng lời Chúa, và yêu như Chúa đã yêu, chúng ta cũng phải thường xuyên bày tỏ cho vợ/chồng biết mình yêu người đó rất nhiều. Hãy xem việc nói với nhau những lời yêu thương, bày tỏ tình yêu đối với nhau là điều quan trọng, đừng để người phối ngẫu phải đoán, phải suy nghĩ hay khi buồn bã cô đơn, phải tự nhủ rằng mình được chồng hay vợ yêu thương. Khi một người biết chắc rằng chồng hay vợ mình yêu thương mình, người đó sẽ không ngại nói lên những suy nghĩ, lo lắng, ước mơ hay toan tính trong lòng và nhờ đó mối quan hệ cũng như sự đối thoại giữa hai người sẽ tốt đẹp, lúc đó vợ chồng không là hai nữa mà thật sự là một trong mọi phương diện. Không những nói lời yêu thương, vợ chồng cũng cần nói với nhau những lời khen ngợi, để khích lệ nhau. Sách Châm Ngôn, trong Thánh Kinh Cựu Ước, ghi rằng chồng của người nữ tài đức khen vợ ông hết lời, đây cũng là mẫu mực cho chúng ta bắt chước. Kinh Thánh ghi: “con cái nàng chỗi dậy chúc nàng được phước. Chồng nàng cũng chỗi dậy và khen ngợi nàng rằng: Có nhiều người con gái làm lụng cách tài đức nhưng nàng trỗi hơn hết thảy” (Châm Ngôn 31:28-29). Người chồng này quý vợ, ghi nhận công khó của vợ và ông không giữ điều đó trong lòng nhưng nói rõ cho vợ biết rằng ông rất trân quý nàng. Câu nói của người chồng mà Kinh Thánh ghi lại hàm ý rằng, dù có nhiều người vợ khác cũng giỏi nhưng dưới mắt ông và đối với ông, vợ ông là giỏi nhất.  Khi chúng ta làm việc cực nhọc, cố gắng hết sức để chu toàn trách nhiệm với gia đình mà không ai biết đến công khó của mình, kể cả người vợ/người chồng của chúng ta cũng không bao giờ có một lời khen hay lời cảm ơn, chúng ta sẽ dễ nản lòng, tủi thân và không muốn cố gắng nữa. Trái lại, khi công khó của chúng ta được ghi nhận, và chúng ta được người thân yêu nói lời khen tặng, khích lệ, chúng ta sẽ quên hết cực nhọc vất vả. Không những thế chúng ta sẽ thấy vui, khỏe và càng muốn làm nhiều hơn nữa cho người mình yêu thương. Vì lý do đó chúng ta đừng hà tiện lời khen và lời khích lệ nhau.

Read more: Xây Dựng Hôn Nhân Trong Thế Kỷ 21 - Bài 19

   

Page 19 of 50