Muối và Ánh Sáng

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy những bất an. Dù chung quanh chúng ta không có chiến tranh nhưng tin tức cũng như những sự kiện dồn dập khiến chúng ta không thể không suy nghĩ và bận tâm. Dĩ nhiên mối bận tâm của chúng ta không giúp thay đổi vấn đề nhưng những sự việc chung quanh luôn luôn ảnh hưởng đến đời sống mỗi chúng ta. Làm thế nào để có thể sống yên tịnh, hài hòa với người chung quanh, trong gia đình cũng như ngoài xã hội, thật sự là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống.

Bạn đang đón nghe Chương trình Phát Thanh Tin Lành, Bạn nghĩ rằng Bạn sẽ tìm thấy điều gì qua một vài phút ngắn ngủi nầy? Điều chúng tôi muốn loan báo cho tất cả mọi người là Tin Lành, tức là tin vui, tin mừng, tin an lành, đem lại an bình và hạnh phúc cho con người. Trong tiếng Anh người ta có thành ngữ tạm dịch là, “Chẳng có tin nào là tin lành cả!” (No news is good news). Và thật vậy, chỉ có những chuyện đáng buồn, đang tiếc, đáng thương mới được đưa lên bản tin. Thỉnh thoảng chúng ta mới nghe được một tin vui, tin mừng đáng khích lệ. Giữa những thông tin ồn ào, bi quan, đáng nản đó, chúng tôi muốn đem đến cho quý vị Phúc Âm của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Phúc Âm mà theo Kinh Thánh dạy được mô tả là “Tin Lành ở xứ xa đến giống như nước mát mẻ cho người khát khao.” Đang khát mà được một ly nước lạnh hay được đến bên một dòng suối mát, thật không có gì thích thú và thoải mái cho bằng. Phúc Âm của Chúa Giê-xu chính là dòng nước mát mẻ đó. Giữa một xã hội băng hoại, bất an, lời Chúa Giê-xu dạy chúng ta như sau:

Read more: Muối và Ánh Sáng

 

Sám Hối

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Khoảng thời gian 40 ngày trước lễ Phục Sinh, không tính các Chúa Nhật, thường được gọi là Mùa Chay. Ý nghĩa chính của Mùa Chay không phải là chay tịnh, nhưng là nhắc nhở mọi người hướng tâm hồn về cái chết hy sinh cứu chuộc nhân loại của Chúa Giê-xu. Mùa Chay bắt đầu vào ngày thứ Tư gọi là Lễ Tro. Lễ Tro bắt đầu cho Mùa Chay mang ý nghĩa ăn năn, sám hối. Tro hay bụi là cách người xưa dùng để bày tỏ lòng ăn năn thống hối. Người ta thường ngồi trong tro hay vải bụi đất lên đầu, bày tỏ lòng ăn năn. Ngày nay có người dùng dấu hiệu thập giá bằng tro trên trán nhưng điều quan trọng là cần thật lòng ăn năn, hối lỗi. Có người sẽ hỏi, "Tại sao ta lại phải ăn năn hối lỗi?" Câu trả lời là vì con người chúng ta là tội nhân trước mặt Thiên Chúa và cần phải ăn năn, hối lỗi mới được tha thứ. Thiên Chúa đã làm tất cả cho chúng ta. Ngài đã ban Chúa Giê-xu giáng sinh làm người chịu chết vì tội của chúng ta, nhưng nếu chúng ta không ăn năn tội lỗi, ơn tha thứ sẽ không đến với chúng ta.

Trong Mùa Chay, nhất là trong dịp Lễ Tro, chúng ta cần biết ăn năn, sám hối là gì và cũng sẽ thật sự ăn năn sám hối để kinh nghiệm ơn tha thứ của Thiên Chúa. Một số Thánh Vịnh trong Kinh Thánh mang tính cách sám hối và Thánh Vịnh nổi bật nhất là Thánh Vịnh thứ 51, ghi lại lời cầu nguyện sám hối của vua Ða-vít sau khi ông phạm tội tà dâm và sát nhân. Ðây cũng là tinh thần ăn năn sám hối chúng ta cần có.

Mở đầu lời cầu nguyện sám hối nầy, vua Ða-vít nói: "Ðức Chúa Trời ôi! xin hãy thương xót tôi tùy lòng nhân từ của Chúa; xin hãy xóa các sự vi phạm tôi theo sự từ bi rất lớn của Chúa." Lời mở đầu nầy cho thấy căn bản của sự tha thứ là lòng nhân từ của Thiên Chúa. Khi ý thức mình là tội nhân, chúng ta chỉ có thể trông chờ vào lòng nhân từ của Thiên Chúa mà thôi. Thiên Chúa thánh khiết, công chính, con người chúng ta xấu xa, tội lỗi. Nếu Chúa đối xử với chúng ta đúng theo bản chất thánh khiết của Ngài, cả nhân loại sẽ bị tiêu diệt như bị lửa đốt cháy, không chút thương xót. Tuy nhiên Thiên Chúa cũng là Thiên Chúa của tình thương, Ngài sắn sàng tha thứ nếu chúng ta sẵn sàng ăn năn. Ăn năn là ý thức về tình trạng tội lỗi và thay đổi thái độ, khuynh hướng, đường lối của mình. Nhận tội hay ý thức tình trạng tội lỗi là điều quan trọng hơn cả. Ðó là bước đầu đưa chúng ta đến chỗ ăn năn.

Read more: Sám Hối

 

Cha & Con Trai - Bài 1

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Chúng ta đều biết, là cha mẹ chúng ta có ảnh hưởng lớn lao trên con cái. Hôm nay xin nói đến ảnh hưởng của người cha trên con trai.

Trước khi nhìn vào ảnh hưởng của người cha đối với con trai, chúng ta cần biết trách nhiệm của người cha trong gia đình là gì, người cha cần có mối quan hệ như thế nào với con trai của mình? Khi một người được Chúa ban cho một đứa con trai, người đó nhận được đặc ân và trách nhiệm từ nơi Chúa. Đặc ân và trách nhiệm đó là hướng dẫn con đến chỗ nhìn biết Người Cha Thiên Thượng, là Đức Chúa Trời. Một người cha có mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với vợ và các con. Có người đã mô tả ảnh hưởng của người cha như sau:

Các ông cha luôn luôn để lại một ấn tượng sâu đậm trên đời sống con cái. Ảnh hưởng của người cha có thể ví sánh với hình ảnh một người đang ghi khắc những dấu vết vào một cái thân cây. Ngày tháng trôi qua, những dấu vết hay ấn tượng người cha để lại trên con cái ngày càng sâu đậm và rộng lớn. Những ấn tượng đó có thể giúp con lớn lên sống hài hòa với người chung quanh nhưng cũng có thể khiến con không có mối quan hệ tốt đẹp như đáng phải có

Có những người cha suốt những năm tháng sống gần con cái đã kiên nhẫn, cẩn thận để lại trong tâm hồn con những chứng tích yêu thương, khích lệ; với sự hướng dẫn trong kỷ luật vững vàng; chấp nhận con, yêu quý con. Nhưng cũng có những người cha đã dùng lời nói hay hành động làm tổn thương tâm hồn con và vì thế để lại trong lòng con những vết sẹo vô cùng sâu đậm. Thời gian có thể chữa lành đau đớn hoặc làm cho vết sẹo mờ nhạt đi, nhưng những ấn tượng về người cha không thể nào xóa nhòa hoàn toàn. Cái ấn tượng mà người cha để lại trong mỗi cuộc đời chúng ta có thể xấu tốt, lớn nhỏ, nhiều ít, khác nhau nhưng chắc chắn ấn tượng đó, ảnh hưởng đó ta không thể phủ nhận. Dù muốn dù không, người cha là vị thầy đầu tiên và là vị thầy quan trọng nhất trong cuộc đời con cái. Người cha dạy con bằng đời sống gương mẫu, bằng những lời khuyên dạy hoặc bằng những thất bại và thiếu sót của mình.

Read more: Cha & Con Trai - Bài 1

 

Mẹ Chồng và Nàng Dâu - Bài 9

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Những tuần qua chúng tôi nói về những mẫu người mẹ để lại ảnh hưởng tiêu cực trên con trai, hôm nay chúng tôi xin nói về đặc điểm của mối quan hệ tốt đẹp giữa mẹ và con trai. Theo tiến sĩ Norman Wright, trong quyển "Người Đàn Bà Thứ Hai trong Hôn Nhân của Bạn," người mẹ và con trai có một quan hệ tốt đẹp khi quan hệ đó có sự quân bình, tức là có gắn bó yêu thương nhưng cũng có giới hạn rõ ràng. Gắn bó là nói đến tình thương yêu đậm đà ràng buộc mẹ và con, còn giới hạn là nói đến sự cách biệt cần thiết giữa mẹ với con. Mối quan hệ nào cũng cần có gắn bó thương yêu nhưng cũng cần có giới hạn. Con người chúng ta do Đức Chúa Trời tạo dựng là con người tình cảm. Đức Chúa Trời phán: "Loài người ở một mình không tốt," vì chúng ta cần tình thương và sự gần gũi của người chung quanh. Tuy nhiên, mỗi chúng ta cũng là một cá thể riêng biệt, cần có những điều, những chỗ riêng cho chính mình. Dù mẹ con hay cha con gần nhau và thương nhau nhiều bao nhiêu, giữa đôi bên cũng cần có một khoảng cách. Đây là khoảng cách cần thiết, để giúp cho tình cảm mẹ con và cha con thêm bền chặt.

Cha mẹ cũng như con cái, ai cũng có những điều riêng tư, riêng biệt. Có những việc của mẹ con không cần biết đến, có những việc của con mẹ cũng không cần biết. Tương tự như thế, có những nan đề mẹ không nên nói với con và mẹ cũng phải chấp nhận cái thực tế là, có những vấn đề của con mà mẹ không thể biết, dĩ nhiên đây là khi đứa con đã đến tuổi khôn lớn và hiểu biết. Mối quan hệ giữa mẹ với con trai được tốt đẹp là khi mẹ con có sự thân thương, gần gũi, có thể chia xẻ tâm tình với nhau và thông cảm nhau, nhưng vẫn tôn trọng những điều tiêng tư của mỗi người. Đặc biệt là tôn trọng ý kiến và quyết định của mỗi người trong những vấn đề có tính cách cá nhân.

Một thanh niên nọ than với vị lãnh đạo tinh thần như sau:

Read more: Mẹ Chồng và Nàng Dâu - Bài 9

   

Page 43 of 50