Chết

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Trong hai tuần lễ liên tiếp, thế giới phải chứng kiến những cảnh chết chóc thật tàn bạo, từ thủ đô Hoa Kỳ đến thủ đô Kenya ở Phi châu. Từ cả ngàn người bị chết vì hơi độc ở Syria đến những người bị thương ở Chicago. Tại sao thế giới cứ phải sống trong chết chóc và bạo tàn như vậy? Câu trả lời là vì tội lỗi. Một trong những điều luật của Thiên Chúa là, “Không được sát nhân!” Con người đã vi phạm luật của Chúa nặng nề và đem lại chết chóc, đau khổ.

Trong Câu Chuyện Phúc Âm lần trước, chúng tôi nói về điểm căn bản đầu tiên của Phúc Âm. Điểm căn bản đầu tiên của Phúc Âm là, “Mọi người đều có tội!” Mọi người đều là tội nhân, vì vậy cần ơn tha thứ và cứu rỗi. Tin Mừng chỉ có ý nghĩa khi con người cần đến Tin Mừng. Phúc Âm chính là Tin Mừng cứu rỗi đó! Điểm căn bản đầu tiên của Phúc Âm là, “Mọi người đều là tội nhân” nhưng chỉ nói mọi người đều có tội thì chưa đủ. Chúng ta phải nói đến hậu quả của tội lỗi hay tội đem đến điều gì. Và đó chính là điểm căn bản thứ hai của Phúc Âm. Điểm căn bản thứ hai của Phúc Âm là: “Hậu quả của tội là sự chết” theo lời dạy của Thánh Kinh:

Tiền công của tội lỗi là sự chết (Thư Rô-ma 6:23a)

Chúng ta đã chứng kiến những cảnh chết chóc trong tuần qua và đó chính là hậu quả của tội. Nói đúng hơn tội sát nhân đã đưa người ta đến chỗ giết người, đem thảm họa lại cho mọi người. Nhưng hậu quả của tội còn nhiều hơn như vậy nữa. Hậu quả của tội là cái chết tâm linh nghĩa là bị phân cách với Thiên Chúa là nguồn sống. Khi Thiên Chúa đặt con người đầu tiên trong vườn địa đàng, Thiên Chúa căn dặn:

Con được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn nhưng về trái của cây biết điều thiện và điều ác thì con không được ăn vì ngày nào con ăn trái cây đó chắc chắn con sẽ chết (Sáng thế ký 2:16-17)

Read more: Chết

 

Chuyện Lứa Đôi - Bài 9

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Cách đây không lâu, chúng tôi có dịp gặp lại một thiếu nữ mới lập gia đình được khoảng hai năm. Khi chúng tôi hỏi thăm đời sống gia đình như thế nào, có vui không, cô vợ trẻ trả lời: "Cô ơi, lúc còn là người yêu của nhau thì khác nhưng khi thành vợ chồng, sống chung với nhau dưới một mái nhà là một chuyện khác!" Chúng tôi rất ngạc nhiên trước vẻ thất vọng của thiếu nữ nên hỏi thêm thì nàng nói: Suốt mấy năm quen nhau, cháu nghĩ là cháu biết anh ấy rõ nhưng đúng ra khi về sống chung với nhau mới thật sự biết con người thật của nhau."

Có lẽ một số quý vị lập gia đình đã lâu cũng đồng ý với lời nhận xét này. Khi còn là người yêu của nhau, hai bạn trẻ chưa thật sự đụng chạm với thực tế, chưa đối diện với những nan đề của đời sống nên cái gì cũng đẹp cũng dễ dàng chấp nhận, dễ dàng thuận thảo với nhau. Khi thành vợ thành chồng rồi, tình yêu của hai người không còn thơ mộng như người ta thường mô tả trong những bài thơ bài nhạc. Trái lại lúc đó đôi vợ chồng trẻ phải đối diện với trách nhiệm, với khó khăn, lo lắng, bệnh tật, với những quyết định của cuộc sống hằng ngày, và lúc đó chúng ta mới thật sự biết rõ vợ hay chồng của mình là người như thế nào.

Vì lý do đó, khi quyết định bước vào hôn nhân, bạn cần tránh những điều sau đây:

1. Đừng quyết định kết hôn khi hai người biết về nhau quá ít và quá hạn hẹp

Hai người biết nhau đã khá lâu mà khi về sống chung còn bỡ ngỡ và thất vọng, thì nếu chưa biết nhau nhiều mà bằng lòng lập gia đình với nhau là điều nguy hiểm vô cùng.

Có hai bạn trẻ kia quen nhau trong tiệc cưới của một người bà con. Sau đám cưới mỗi người trở về thành phố của mình và tiếp tục viết thư, liên lạc điện thoại với nhau. Một năm sau hai người bắt đầu bàn đến chuyện làm đám hỏi rồi đám cưới. Quyết định trong trường hợp này không phải là một quyết định khôn ngoan. Lý do là vì hai người tuy biết nhau khá lâu nhưng không thật sự biết nhau trong từng hoàn cảnh sống. Qua thư từ, điện thoại và hình ảnh, chúng ta chỉ nhìn thấy cái hay cái đẹp bên ngoài, và chỉ biết được phần nào về nhau chứ chưa thật sự biết rõ nhau.

Có những người quen nhau trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như khoảng năm, sáu tháng, nhưng đã muốn tiến tới hôn nhân. Cũng có người tuy quen nhau lâu nhưng không có dịp gần gũi để biết rõ tính tình của nhau. Trong những trường hợp này, nếu quyết định bước vào hôn nhân với nhau, các bạn có thể sẽ thất vọng khi khám phá ra những điều không hay nơi người bạn đời của mình.

Read more: Chuyện Lứa Đôi - Bài 9

 

Xây Dựng Hôn Nhân (Bài 40)

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Kính chào quý thính giả, cảm tạ Chúa hôm nay chúng tôi được trở lại với quý vị qua Câu Chuyện Gia Đình của Chương Trình Phát Thanh Tin Lành. Thưa quý vị, khi bước vào hôn nhân ai cũng mong có một gia đình hạnh phúc nhưng sống với nhau một thời gian nhiều người thấy rằng đời sống vợ chồng trong thực tế quá khác với điều mình mơ ước. Lý do là vì hôn nhân là kết hợp của hai con người không toàn hảo, và hai con người đó lại có quá nhiều điều khác nhau. Vợ chồng không chỉ khác nhau về phái tính, tuổi tác nhưng cũng được nuôi dưỡng và lớn lên trong hai gia đình khácnhau. Đã vậy, tính tình, sở thích, cách suy nghĩ, cách làm việc của hai người cũng khác nhau. Lúc ban đầu những khác biệt đó là yếu tố thu hút chúng ta đến với nhau, nhưng khi sống chung, những khác biệt đó hoặc giúp vợ chồng bù đắp, bổ túc cho nhau hoặc khiến hai người xung khắc, bực bội và không thể hòa hợp với nhau, tất cả là tùy ở cách chúng ta đối diện với những khác biệt giữa vợ chồng.

Read more: Xây Dựng Hôn Nhân (Bài 40)

 

Bình An

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Mỗi ngôn ngữ có một cách khác nhau để diễn đạt tư tưởng. Trong lời chào hỏi thông thường, người Trung Hoa hỏi đã dùng cơm hay chưa? Người Pháp, nếu chúng ta dịch nghĩa đen thì câu hỏi thăm là, "Đi đứng như thế nào?" Người Việt chúng ta hỏi có mạnh khỏe hay không. Người Do-thái và một số quốc gia ở Trung Đông thì lời chào là bình an hay chúc bình an. Bình an hay an bình là một trong những điều chúng ta cần nhất trên đời, nhất là trong những ngày mà thế giới dẫy đầy những xôn xao và bất an. Chúng ta thường hiểu bình an hay hòa bình là phản nghĩa của chiến tranh hay nói khác đi, hòa bình là tình trạng không chiến tranh, nhưng thực tế không nhất thiết như vậy vì có những nơi đang có chiến tranh mà người ta vẫn bình an và ngược lại, có những chỗ rất an bình nhưng con người vẫn bất an. Bình an vì vậy là một trạng thái của tâm hồn chứ không phải là hoàn cảnh.Chữ "bình an" trong tiếng chào của người Do-thái chẳng những mang ý nghĩa an bình nhưng cũng nói lên ý niệm hòa hợp và hài hòa như hợp âm trong một khúc nhạc hay màu sắc của một bức tranh. Hài hòa, hòa nhịp với nhau, đó là hình ảnh đích thực của bình an hay hòa bình. Trong gia đình khi vợ chồng, cha mẹ con cái, anh chị em sống hòa hợp với nhau, chúng ta có an bình. Tương tự như vậy trong mọi mối quan hệ giữa người với người. Mối quan hệ giữa con người chúng ta với Thiên Chúa cũng giống như vậy. Nếu tâm hồn, tư tưởng, đường lối của chúng ta hòa hợp với tư tưởng, đường lối của Thiên Chúa, chúng ta sẽ có hòa hợp và an bình. Ngược lại, chỉ có xôn xao và bất an. Trong kinh nghiệm chúng ta thấy rằng xôn xao và bất an là tình trạng thường xuyên của con người mà lý do là vì đường lối và nếp sống của chúng ta không phù hợp với đường lối của Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng chúng ta. Chẳng những không phù hợp, chúng ta còn đi ngược lại và chống đối Thiên Chúa. Chúng ta tự đặt mình vào tư thế địch thù với Đức Chúa Trời. Chúng ta ở trong tư thế thù nghịch với Đức Chúa Trời vì Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết mà chúng ta là con người tội lỗi. Hai điều nầy không thể nào hòa hợp với nhau được như ánh sáng với bóng tối. Nếu có ánh sáng thì không có bóng tối và chỗ nào có bóng tối thì không thể có ánh sáng.

Read more: Bình An

   

Page 4 of 50