Trời Mới Đất Mới

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Miền Nam California vừa trải qua những ngày nóng bức nhất trong năm. Nhiệt độ nhiều nơi đã lên trên 100 độ. Mùa Hè dĩ nhiên là phải nóng nhưng năm nay độ nóng đã lên gần đến mức độ kỷ lục: hơn bình thường đến 15 độ! Thật ra thời tiết trong những năm gần đây bị xáo trộn rất nhiều. Có những nơi thì quá lạnh, có nơi thì quá nóng. Có những nơi mưa lũ, ngập lụt nhưng cũng có những nơi thì hạn hán như tại California. Bốn chữ đơn giản “mưa thuận gió hòa” hình như không còn thấy nữa. Người xưa thường nói cầu sao cho “mưa thuận gió hòa” là đủ rồi nhưng tình trạng bình thường nầy hình như không còn. Người ta nói đến tình trạng toàn địa cầu bị hâm nóng vì hiện tượng nhà kính do kỹ nghệ phát triển, phá lớpozone bên ngoài khí quyển. Có thể nói con người đã là nạn nhân của chính mình. Phát triển kỹ nghệ cũng kéo theo tình trạng tai hại cho môi sinh và những khía cạnh khác của đời sống.

Làm sao để có thể quân bình giữa tiến bộ và an toàn, giữa việc phát triển kỹ nghệ và việc ô nhiễm môi trường và những ảnh hưởng xấu khác? Câu trả lời là kỷ luật và tôn trọng kỷ luật. Kỷ luật nói đến việc tự chế của các quốc gia và việc tôn trọng các quy chế quốc tế về vấn đề môi sinh. Nhiều hiệp ước về vấn đề môi sinh đã được ký kết trong những năm gần đây nhưng người ta có tôn trọng các hiệp ước đó hay không, đó là việc khác. Thật ra, việc toàn thể địa cầu bị hâm nóng hay việc môi trường sống bị ô nhiễm, phá hoại cũng nằm trong hậu quả của tội lỗi mà thế giới nầy bị đoán phạt khi con người phạm tội.

Read more: Trời Mới Đất Mới

 

Đầu Tư Tâm Linh

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Bạn thường làm gì vào dịp cuối tuần? Hai chữ “cuối tuần” hình như thường đi đôi với hai chữ giải trí: giải trí cuối tuần. Nhật báo Los Angeles Times mỗi thứ Sáu thường có mục Làm Gì Trong 54 Tiếng Đồng Hồ Sắp Tới là mục chỉ dẫn các sinh hoạt cuối tuần từ chiều thứ Sáu đến tối Chúa Nhật. Đối với một số người, cuối tuần là dịp duy nhất cho họ lo việc nhà. Đa số chúng ta đều đi làm cả tuần chỉ còn lại thứ Bảy, Chúa Nhật để lo việc chợ búa, mua sắm, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa... Một số khác thì rất sợ cuối tuần vì đó là những lúc họ cảm thấy cô đơn nhất. “Chiều Chúa Nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu...” không phải chỉ là lời của một bài hát hay sáo ngữ mà là tâm sự của nhiều người. Vì vậy họ rất sợ cuối tuần và cố tìm một cái gì để lấp đầy khoảng trống đó. Giải trí cuối tuần vì vậy là chọn lựa của nhiều người.

Đời sống con người có nhiều nhu cầu và giải trí là một trong những nhu cầu đó. Chúng ta cần được ngơi nghỉ, thư duỗi và những giờ phút thư thái cho tâm hồn. Theo sự sắp xếp chương trình của đài phát thanh chúng tôi thường đến với quý vị vào dịp cuối tuần. Chúng tôi không nghĩ rằng chúng tôi đến với quý vị mỗi tuần vào giờ nầy để giải trí quý vị, cũng không phải chúng tôi cố đưa vào tâm trí của quý vị những triết lý tôn giáo xa vời. Nhưng như đã có lần thưa với quý vị, giữa một xã hội với nhiều chi phối về vật chất, quay cuồng về tinh thần, chúng ta cần có những giờ phút yên tĩnh để suy tư, để nhận định, để nhìn vào đời sống, để biết mình sống để làm gì, những bận rộn, lao khổ sẽ dẫn mình đi đến đâu. Chính trong ý hướng đó, mỗi tuần chúng tôi gởi đến quý vị những cảm nghĩ, những suy tư, những kinh nghiệm của nhiều người để chúng ta cùng nhau học hỏi, có một suy tư đúng về đời sống và sống với suy tư đó. Chúng ta đang sống trong một xã hội tư bản và người ta nói nhiều đến đầu tư. Đời sống chúng ta thật sự là một cuộc đầu tư. Đối với tiền bạc, đầu tư đúng chúng ta sẽ được lợi, đầu tư sai, chúng ta sẽ mất tiền. Còn đối với đời sống, đầu tư đúng chúng ta sẽ được đời sống vĩnh hằng, đầu tư hay quyết định sai chúng ta sẽ gặt hái hậu quả tai hại đời đời.

Read more: Đầu Tư Tâm Linh

 

Đổi Giờ

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Mỗi năm vào tháng Ba, chúng ta lại vặn đồng hồ lên một giờ với mục đích là tiết kiệm khoảng thời gian có ánh sáng mặt trời (Daylight Saving Time). Đây là điều mà các nước trong vùng ôn đới thường làm hằng hăm để có thêm giờ vào buổi chiều cho các sinh hoạt ngoài trời vào mùa Xuân và mùa Hè. Đề nghị vặn đồng hồ lên một giờ vào Mùa Xuân và Mùa Hè là ý kiến của một nhà khảo cứu côn trùng và thiên văn người Tân-tây-lan, ông George Vernon Hudson vào năm 1895 nhưng đến năm 1916 việc đổi giờ nầy mới được áp dụng lần đầu tiên tại hai nước ở Âu châu. Hiện nay một số nước trên thế giới vẫn áp dụng chương trình đổi giờ hàng năm. Một số nước khác thì ngày nay không áp dụng nữa. Một số nước thì từ trước đến nay không bao giờ áp dụng việc đổi giờ nầy. Tại Hoa-kỳ, hai tiểu bang không áp dụng việc đổi giờ hàng năm là Arizona và Hawaii. Phần lãnh thổ tự trị của người Navajo ở Arizona thì lại theo việc đổi giờ hàng năm.

Nói chung, sở dĩ có việc đổi giờ là vì người ta muốn có thêm thì giờ vào buổi tối vì thì giờ có ánh sáng mặt trời vào mùa Xuân và mùa Hạ nhiều hơn mùa Thu và mùa Đông. Câu tục ngữ: “Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng Mười chưa cười đã tối” nói lên cùng một ý nghĩa. Một ngày bao giờ cũng có 24 giờ, mùa Đông cũng như mùa Hè, nhưng thời gian có ánh sáng mặt trời mỗi mùa dài ngắn khác nhau. Chính vì vậy mà việc đổi giờ mới có ý nghĩa. Người ta có thể đổi giờ để thấy như ngày dài hơn, nhưng ngày vẫn vậy, không có gì thay đổi. Nếu thay đổi được thì giờ hay thời gian, có lẽ con người đã không chỉ đổi một giờ đồng hồ nhưng sẽ đổi để cho đời sống kéo dài lâu hơn, nhưng Chúa Cứu Thế Giê-xu dạy:

Có ai trong các con nhờ lo lắng mà làm cho cuộc đời mình dài thêm một khoảnh khắc không? (Phúc Âm Ma-thi-ơ 6:27)

Read more: Đổi Giờ

 

Chuyện Lứa Đôi - Bài 13

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Dung và Thiện là bạn học cùng trường. Thiện vào đại học trước Dung một năm. Tuy hai người không học chung một lớp nào nhưng vì cùng một ngành nên hay gặp nhau. Những lúc làm bài trong thư viện hay trong lab đã tạo cho hai người nhiều cơ hội gặp gỡ trò chuyện với nhau. Thế rồi chỉ trong vòng một năm, mối quan hệ xã giao lúc đầu đã trở thành tình bạn và rồi biến thành tình yêu lúc nào không hay.

Dung là đứa con gái nhút nhát, không giao thiệp nhiều cũng không biết gì về những người khác phái. Trong khi đó Thiện lại có nhiều kinh nghiệm trong cách giao tiếp với phái nữ. Thiện ăn nói khôn ngoan, tế nhị và rất là lịch sự đối với Dung, vì thế Dung không những yêu thương, khâm phục mà cũng tin cậy Thiện hết lòng. Thiện thường chỉ vẽ cho Dung biết là khi hai người yêu nhau thì nên đi chơi ở đâu, đi ăn nơi nào cho thích hợp. Thiện cũng hay đưa Dung đi đến những chỗ riêng tư vắng vẻ để hai người được tự do tâm tình với nhau.

Từ ngày có bạn trai, Dung hay vắng nhà và thường hay nói dối cha mẹ để đi chơi với Thiện. Càng ngày hai người càng đi với nhau thường xuyên hơn. Sau một thời gian, mỗi lần đi với Thiện như thế khi về Dung thường cảm thấy xấu hổ và hối hận vì biết hai người đã vượt quá giới hạn của tình bạn. Tuy nhiên vì sợ Thiện giận và sợ mất người yêu, Dung không dám nói lên điều nàng suy nghĩ. Dung cũng không dám có phản ứng gì, vì sợ Thiện bất bình hay phật ý. Hơn nữa, Dung cũng tin tưởng ở chính mình, nàng nghĩ rằng dù sao mình cũng đủ khôn ngoan, sáng suốt và nhất định sẽ không có chuyện gì quá đáng xảy ra. Nhưng Dung đâu biết rằng cám dỗ đã tràn đến trong lúc nàng không ngờ và nàng đã ngã vào cám dỗ một cách đau thương.

Kính thưa quý vị cùng các bạn thân mến, cám dỗ tình dục là thứ cám dỗ vô cùng mạnh mẽ và kinh khủng vì thế dù trong lứa tuổi nào chúng ta cũng phải cẩn thận đề phòng và tránh xa. Đúng như câu người ta thường nói: "Hãy tránh cám dỗ tình dục như tránh lửa địa ngục. Nếu không nó sẽ đốt cháy cuộc đời chúng ta." Thánh Phao-lô cũng khuyên chàng trai trẻ Ti-mô-thê:

Read more: Chuyện Lứa Đôi - Bài 13

   

Page 2 of 50